Chỉ trong cùng một ngày, Layer 1 mới nổi Aptos đã công bố cùng lúc việc ra token và airdrop cho người dùng. Lượng airdrop khủng cùng với định giá token cao đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng. Khi một dòng tiền lớn chảy vào hệ sinh thái, nhóm dự án hưởng lợi đầu tiên và nhiều nhất sẽ luôn là các sàn DEX. Đến với series các sàn DEX tiềm năng nhất hệ Aptos hôm nay, Holdstation sẽ phân tích dự án Tsunami Finance.
Tại sao Tsunami Finance đáng chú ý?
Tsunami Finance là một dự án DEX thiên về margin trading hơn là swap, là margin DEX tiên phong trên hệ với cơ chế mới lạ. Và cũng có một phần khá giống như GMX của hệ Aptos. Chắc mọi người đều đã biết, GMX là một trong những dự án hot nhất năm nay. Với cơ chế hoạt động và tokenomic đặc biệt của mình, GMX chỉ từ một sàn Margin DEX nhỏ với doanh thu ~ 2% của dYdX, đã tăng mạnh lên con số 50%. Theo đó giá GMX cũng tăng x3 và thu hút lượng lớn dòng tiền đổ vào stake. Bởi vậy, Tsunami với cơ chế hoạt động gần giống GMX, lại launch trên một hệ sinh thái “hot” như Aptos thì tiềm năng là không phải bàn cãi.
Tổng quan dự án
Tsunami Finance đang là một dự án nhận được khá nhiều sự chú ý với 24,000 lượt follow trên twitter và hơn 20k thành viên Discord, một con số lớn so với các dự án Aptos. Mặc dù vậy, Tsunami vẫn chưa triển khai Testnet hay có 1 kế hoạch cụ thể nào về việc launch. 2 tính năng đầu tiên sẽ được triển khai là margin trading và cung cấp thanh khoản. Hiện tại, Dapp mới chỉ hoàn thiện giao diện và thử được các tính năng. Chỉ có 2 cặp trading ban đầu là ETH và BTC.
Mô hình hoạt động
Tsunami Finance phục vụ chính cho 2 nhóm đối tượng, là Trader và Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider).
👉 Với trader, dự án đưa ra giải pháp giao dịch không trượt giá và mức phí thấp, trong khi thanh khoản tốt và hỗ trợ mức đòn bẩy cao lên tới 30x.
👉 Với người cung cấp thanh khoản, Tsunami tầm nhìn đem lại 1 mức lợi nhuận tốt và ít rủi ro hơn so với các AMMs hiện tại. Điều này được thực hiện nhờ cơ chế LP đặc biệt của dự án.
Cơ chế LP
Bể thanh khoản của Tsunami được xây dựng dựa trên một rổ token như bao cặp LP khác, thường sẽ là 50% stablecoin và 50% một coin bluechip. VD muốn trade được cặp USDC/ETH thì sẽ cần đến LP với 50% USDC và 50% ETH. Nhưng khác ở chỗ, Tsunami không hề sử dụng đường cong giá. VD khi như mua ETH từ Uniswap, cơ chế AMM sẽ làm giá ETH tăng càng cao nếu bạn càng muốn mua nhiều. Tsunami sẽ dùng giá lấy trực tiếp từ các Oracle như Chainlink, Pyth, … để khớp lệnh, do đó sẽ không hề có trượt giá xảy ra.
Vậy phải làm thế nào nếu trader giao dịch quá nhiều làm lệch tài sản trong pool? VD như mua quá nhiều ETH khiến pool còn 90% ETH và 10% USDC, gây ra tình trạng thiếu thanh khoản nặng cho USDC. Tsunami sẽ áp dụng một mức phí “phạt” để kiểm soát điều này.
Giả dụ đặt một mức chuẩn cho pool là 50% - 50%, tất cả những giao dịch làm lệch xa tỉ lệ này đều sẽ chịu thêm khoản phí. Càng lệch xa, mức phí càng cao và có thể tới max là 0.6%. VD một lệnh mua ETH làm tỉ lệ 50- 50 trở thành 70- 30 sẽ mất phí. Ngược lại, những giao dịch kéo pool hướng gần tỉ lệ này sẽ được hưởng phần phí. Như vậy, mức phí này sẽ do trader tự trả cho nhau để cân bằng pool thanh khoản.
➡ Mình đánh giá cơ chế này về bản chất cũng không khác AMM quá nhiều, và được xây dựng theo cơ chế funding fee của future. Nên sẽ khó để tạo ra đột phá lớn. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi hiệu quả khi dự án đi vào hoạt động.
TLP – Tsunami Liquidity Token là token đại diện cho LP của dự án, khi user cung cấp các cặp token vào thì sẽ nhận lại TLP. Tương tự như với trader, nếu cung cấp các token càng sát với tỉ lệ chuẩn, thì việc mint TLP cũng sẽ được hưởng thêm một mức bonus. Và ngược lại là mất phí.
➡ Về điểm này, TLP khá giống với GLP của GMX. Tuy nhiên, GMX thành công vì dự án chia sẻ tới 70% doanh thu cho GLP holder qua ETH. Theo Tsunami thì hiện tại holder của TLP cũng sẽ nhận được phí, nhưng chưa rõ con số là bao nhiêu. Nếu cũng lớn như GMX thì sẽ rất đáng chú ý.
Tokenomic
$NAMI là token của dự án. Hiện tại Tsunami Finance vẫn chưa có thông tin hay bất kì hé lộ về vấn đề launch token. Trong cộng đồng cũng có thể thấy các founder chưa muốn launch token sớm. $NAMI hiện chỉ có use case duy nhất là governance, và có khả năng được mint sớm NFT của dự án sau này. Token này không có nhiều yếu tố kì vọng.
Team
Đội ngũ đứng sau dự án đa số là ẩn danh. Một trong những người chủ chốt của team ta có thể biết được là @EVNFT, một doanh nhân có vị trí trong thị trường crypto. Đã từng là founder của nhiều startups, hiện tại đang hoạt động cho Tsunami Finance và Starspace.io, một NFT marketplace trên hệ sinh thái Sui.
Dự án chưa công bố bất kì backer nào, điều này là bình thường với đa số các dự án mới trên Aptos. Nhưng việc được chính Aptos Labs follow và chia sẻ cũng là một điểm cộng về uy tín cho Tsunami.
Roadmap
Lộ trình của dự án không có mốc thời gian và những target cụ thể, vì có thể thấy là hiện tại sản phẩm chính cũng vẫn mới đang trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, Tsunami đặt ra khá nhiều tham vọng trong tương lai và dự án hướng tới một mục tiêu multichain với các sản phẩm:
- Omni Nami Swaps: swap xuyên chuỗi (cross-chain swap)
- Omni Nami Perpetual Futures: giao dịch long/short cross-chain
- Cross-chain Liquidity Pool: Thanh khoản xuyên chuỗi