Tiềm năng phát triển của các sàn giao dịch phi tập trung hiện nay là một điều không thể phủ nhận. Đi cùng với sự sụp đổ của FTX và những FUD từ Binance, hiện tại đang có nhiều thế lực mới nổi lên, được xem như những giải pháp tài chính thay thế, đe dọa sự thống trị của các sàn giao dịch tập trung. Nhìn vào hai dự án điển hình là GMX và dYdX, có thể nói, tương lai của blockchain trong tài chính sẽ là DeFi.
GMX là nền tảng DeFi lớn nhất hiện nay trên Arbitrum, với cơ chế độc đáo giúp hỗ trợ thanh khoản và tối ưu hóa lợi nhuận thu được thông qua Real Yield. Tuy nhiên, như nhiều lần Holdstation đã đề cập, việc cung cấp thanh khoản trên GMX bằng token GLP cũng tồn tại nhiều rủi ro về việc thao túng giá, mang lại nhiều thất thoát cho người tham gia.
Xem thêm: Delta-Neutral Yield- chiến lược giảm thiểu rủi ro cho GMX
Theo đó, Level Finance được tạo ra như một giải pháp để giảm thiểu những rủi ro trên. Đây có thể được xem như một bản fork (dự án mô phỏng) theo GMX trên BNB Chain, đi kèm với nhiều cơ chế cải tiến khi cung cấp thanh khoản và quản trị rủi ro.
Làm cách nào để dự án này nổi bật trước nhiều dự án cũng sử dụng cơ chế như GMX tương tự ?
Level Finance là gì ?
Tổng quan
Level Finance là một sàn DEX mới được xây dựng trên BNB Chain, cung cấp cơ chế giao dịch giao ngay (Spot) và hợp đồng vĩnh cửu (Perpetual) với đòn bẩy lên đến 30 lần.
Với nhiều sự tương đồng như GMX, Level Finance cũng mang lại mức phí thấp, không tác động giá (zero price impact), thông tin giá được cập nhật tức thời dựa theo Chainlink Oracle, và không thể kể đến cơ chế Real Yield đã quá quen thuộc trên các sàn giao dịch phi tập trung hiện nay.
Với việc vừa mainnet vào ngày 26.12.2022, cùng xem qua những gì Level Finance hiện đang có.
Tokenomic
Level Finance sử dụng 2 token chính là $LVL (token tiện ích) và $LGO (token quản trị). Ngoài ra, khi người dùng thực hiện cung cấp thanh khoản cho nền tảng, họ có thể được nhận token LLP (Level liquidity provider - token cung cấp thanh khoản).
- Token $LVL
Token $LVL là token tiện ích của hệ sinh thái Level với tổng cung 50,000,000 token. $LVL được sử dụng chủ yếu với mục đích trả thưởng: trả thưởng cho người cung cấp thanh khoản, cho cộng đồng, đối tác chiến lược và cho chính nội bộ dự án.
Hiện tại với tổng cung 50,000,000, mức giá token dao động ở mức 0.4 USD, vốn hóa thị trường đang đạt 20 triệu USD, một con số tương đối so với một dự án mới launch vào ngày 26/12 vừa qua.
Tuy nhiên, một điều cần phải lưu ý về tỉ lệ phân bổ token của $LVL, đó là Team và các đối tác chiến lược chiếm tổng 30%. Mức chia này cho phép dự án nắm lượng token tương đối cao so với các DEX mới sử dụng cơ chế Real Yield, tuy nhiên thời gian lock của số token này cũng khá dài ( Team token sẽ được khóa trong 4 năm, mở khóa ¼ lượng token mỗi 12 tháng) do đó cũng kiểm soát được rủi ro.
- Token $LGO
Token quản trị của dự án, $LGO, là token có tổng cung là 1000, CHỈ có thể nhận được khi tiến hành staking $LVL. Những người nắm giữ token $LGO sẽ được xem như những cổ đông của dự án, thời gian sau sẽ nhận được những quyền lợi tương ứng mà dự án cam kết mang lại.
Level DAO
Level DAO ( tổ chức tự trị phi tập trung - Decentralized Autonomous Organization) được triển khai để quyết định chi tiêu từ nhóm thanh khoản, ngân quỹ, phí thu được từ lợi nhuận thực tế, thông qua token quản trị, $LGO. Với việc token quản trị này chỉ có thể nhận được khi tiến hành staking $LVL, người dùng có thể cạnh tranh quyền quản lý dự án một cách công bằng, thậm chí có thể nắm phần lớn quyền kiểm soát.
Điều này cũng đồng nghĩa, bản thân dự án cũng phải tiếp tục tham gia staking (sau khi vesting kết thúc) để có được token $LGO, từ đó tham gia một phần vào việc quản lí quỹ này. Nhìn chung, đây sẽ là phương thức công bằng nhất cho người dùng để tránh ảnh hưởng quá lớn từ dự án.
Điều gì thực sự làm Level Finance khác biệt?
Để một sàn giao dịch phi tập có thể phát triển với định hướng lâu dài, việc chú trọng phát triển mạnh vào một lĩnh vực sẽ giúp dự án có thể trụ vững và nổi bật trong thời điểm hiện tại với quá nhiều dự án cũng đang phát triển DEX.
Level Finance được giới thiệu với đặc điểm nổi trội trong cơ chế, giúp người dùng có thể thực sự quản lí rủi ro khi thực hiện cung cấp thanh khoản cho sàn giao dịch, từ đó cho phép họ kiếm thêm nguồn thu nhập thụ động.
Theo đó, Level Finance giới thiệu 2 cơ chế chính giúp đẩy mạnh thanh khoản và đồng thời giúp người dùng quản lí thanh khoản.
Cơ chế sử dụng token chỉ số LLP (index token)
Token $LLP ( Level Liquidity Provider) là token cung cấp thanh khoản của Level Finance. Khi người dùng cung cấp thanh khoản cho hệ, số tiền này sẽ được dùng để mua tương ứng các tài sản bao gồm $BTC, $ETH, $BNB, $CAKE, $USDT và $BUSD. Đồng thời người dùng sẽ được trả lượng token LLP tương ứng, có thể mang đi staking để nhận thưởng.
Cơ chế này hoàn toàn giống với token cung cấp thanh khoản cho GMX là $GLP. Điều này nhìn chung sẽ mang lại thuận lợi lớn với việc loại bỏ được tác động giá (price impact) vì token này dựa hoàn toàn trên giá được cung cấp bởi oracle, đồng thời mang lại sự đa dạng trong danh mục đầu tư của dự án.
Cơ chế quản trị rủi ro sử dụng Tranche
Tranche là một công cụ tài chính đã quen thuộc đối với ngành tài chính truyền thống, bản chất đến từ việc chia nhỏ phần tài sản (tương tự như trong chứng khoán thế chấp) thành các danh mục với độ rủi ro, phần thưởng khác nhau, nhằm đáp ứng các nhu cầu riêng và đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Tương tự như vậy, bể thanh khoản của Level Finance được chia làm 3 Tranche, mỗi tranche có độ rủi ro và APR khác nhau, tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi nhà đầu tư.
- Senior Tranche (AAA) — rủi ro thấp nhất và APR thấp nhất
- Mezzanine Tranche (AA) — rủi ro trung bình và APR trung bình
- Junior Tranche (BB) — rủi ro cao nhất và APR cao nhất
Mỗi Tranche có mức giá cung cấp thanh khoản riêng (giá token LLP theo từng Tranche). Mức giá này theo thời gian sẽ biến động dựa vào mức độ rủi ro cũng như biến động giá của thị trường, phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia các tài sản đảm bảo tương ứng.
Cùng Holdstation phân tích thực tế mức độ rủi ro của từng Tranche dưới đây.
Như đã đề cập phía trên, token LLP được cấu thành bởi tỉ lệ tài sản của các token $BTC, $ETH, $BNB, $CAKE, $USDT và $BUSD. Trong đó $BUSD và $USDT là hai stablecoin nên không làm ảnh hưởng đến giá của token. Các yếu tố còn lại bao gồm $BTC, $ETH, $BNB và $CAKE chính là những token gây biến động giá, làm thay đổi giá trị và rủi ro của mỗi Tranche.
Biểu đồ dưới đây thể hiện mức độ rủi ro cho của mỗi Tranche cho từng token gây biến động giá là $BTC, $ETH, $BNB và $CAKE.
Theo bảng trên, có thể thấy:
- Senior Tranche có mức độ rủi ro thấp nhất vì Tranche này chỉ sở hữu 3 token chính là $BTC, $ETH và $BNB. 3 token này có đặc điểm chính là vốn hóa lớn, giá trị cao và có mức ổn định tốt nhất.
- Ở Mezzanine Tranche, đây có thể nói là một Tranche cân bằng với rủi ro đến từ các token cấu thành là ngang nhau.
- Junior Tranche là Tranche có mức độ rủi ro cao nhất, cũng là Tranche được phân bổ nhiều token $CAKE nhất và ít token $BTC nhất, do đó rủi ro biến động là lớn hơn so với các Tranche còn lại.
Cơ chế chia tách các Tranche này, cộng với cơ chế cung cấp thanh khoản của token LLP là điểm đặc biệt giúp Level Finance khác biệt so với với các sàn DEX thông thường khác.
Dưới góc nhìn khách quan, Holdstation sẽ giải thích kĩ hơn cách hai cơ chế này hoạt động cùng nhau để quản trị rủi ro mà vẫn đảm bảo lợi nhuận thu được cho người cung cấp thanh khoản sau đây.
Cách thức vận hành của Level Finance đối với người dùng và người cung cấp thanh khoản
Khi thực hiện cung cấp thanh khoản
Người cung cấp thanh khoản khi đặt tài sản của họ vào bể thanh khoản sẽ lập tức được chuyển thành token LLP với mức giá tương ứng với Tranche mà họ chọn, mức giá này có thể biến động phụ thuộc vào giá của các token cấu thành và lợi nhuận thu được.
Với việc chuyển tài sản thành token LLP, đồng nghĩa lượng tài sản đó sẽ được phân phối thành tỉ lệ tương ứng các token đã được niêm yết tạo thành token LLP, với 44% là stablecoin và 56% là các token khác.
Tại đây Holdstation ví dụ đặt 100 USD vào bể Junior Tranche, đổi lấy tương ứng khoảng 105 token Junior LLP (với mức giá token Junior LLP hiện tại là 0.954 USD). Lượng tài sản 100 USD sẽ được giao thức mua lại $BTC, $ETH, $BNB, $CAKE, $USDT và $BUSD tương ứng, đưa vào bể thanh khoản chung của Level Finance.
105 token Junior LLP sau khi nhận được có thể tiếp tục được mang đi stake để nhận APR lên đến 1,140.39% ( tương ứng với mỗi ngày dự án sẽ trích ra 20,000 LVL để trả thưởng cho Junior Tranche, APR thay đổi dựa trên giá của LVL)
Lượng $LVL nhận thưởng có thể tiếp tục stake để nhận được token quản trị $LGO.
Tương tác giữa Trader và người cung cấp thanh khoản
Trước tiên, cùng nhìn qua bảng phân bổ token cho từng Tranche dưới đây.
Giả sử Trader A chơi Future trên Level Finance và mở một vị thế 150 BTC. Để đảm bảo có sẵn thanh khoản để thanh toán giao dịch, giao thức Level sẽ cần dự trữ tổng cộng 150 BTC trong bể thanh khoản được phân bổ như sau:
- Senior pool: 150 x 40% = 60 BTC
- Mezzanine pool: 150 x 35% 52,50 BTC
- Junior pool: 150 x 25% = 37,5 BTC
Kết quả 1:
A là một nhà pro trader đánh đâu thắng đó và có được lợi nhuận 10 BTC trên vị thế 150 BTC của mình. Nói cách khác, A quyết định thanh toán (đóng vị thế) giao dịch 150 BTC của mình và đặt khoản lãi 10 BTC. Ngược lại, người cung cấp thanh khoản của Level (LLP) sẽ phải chịu khoản lỗ lên tới -10 BTC. Sau đó, 10 BTC sẽ được rút khỏi bể thanh khoản và trả vào số dư của Trader A như sau:
- Senior pool: -10 x 40% = -4 BTC
- Mezzanine pool: -10 x 35% = -3,5 BTC
- Junior pool: -10 x 25% = -2,5 BTC
Tổng cộng: -10 BTC (thua lỗ đối với người cung cấp thanh khoản cho Level, lãi đối với Trader A)
Kết quả 2:
A là một trader mới vào nghề và đã lỗ 20 BTC trên vị thế 150 BTC của mình. Nói cách khác, A đã quyết định thanh toán (đóng vị thế) giao dịch 150 BTC của mình và nhận khoản lỗ 20 BTC. Ngược lại, người cung cấp thanh khoản của Level (LLP) sẽ có được khoản lãi lên tới 20 BTC. Sau đó, 20 BTC sẽ được gửi vào bể thanh khoản và được lấy từ số dư của Trader A như sau:
- Senior pool: 20 x 40% = 8 BTC
- Mezzanine pool: 20 x 35% = 7 BTC
- Junior pool: 20 x 25% = 5 BTC
Tổng cộng: 20 BTC (lãi cho người cung cấp thanh khoản cho Level, lỗ cho Trader A)
Có thể thấy rõ việc cung cấp thanh khoản là một ván cược giữa những người cung cấp thanh khoản và người mở vị thế giao dịch. Tuy nhiên thay vì trước đây rủi ro của người cung cấp thanh khoản phải chịu chỉ dao động tại một mức độ, việc chia ra nhiều Tranche sẽ giúp họ quản lí được rủi ro một cách tốt hơn, đồng thời có thể đầu tư vào nhiều danh mục để tối ưu hóa lợi nhuận.
Việc quản trị rủi ro cũng được đẩy lên cao vì khác với GMX, việc đa dạng hóa Tranche sẽ giúp người dùng đầu tư vào Tranche có mức an toàn cao, gồm các token có vốn hóa lớn, do đó hoàn toàn tránh được việc thao túng giá như sàn GMX đã bị trước đây.
Xem thêm: Thao Túng Giá Trên Sàn GMX - Cá Voi Đã Khai Thác Lỗ Hổng Này Như Thế Nào?
Nói Level Finance có tiềm năng tăng trưởng, do đâu ?
Dự án DEX trên BNB Chain
Level Finance được xây dựng trên BNB Chain, Blockchain này có một sức hút không thể bàn cãi đối với các nhà giao dịch. Đồng thời các sàn DEX trên BNB Chain hiện tại chưa nhiều, tiềm năng tăng trưởng là cực kì lớn với những úp mở của Binance về việc đầu tư vào các sàn phi tập trung trong thời gian tới
Hiện tại, so sánh giữa các blockchain, BNB Chain được xếp thứ 2 về TVL với 4,97 tỉ USD.
Sự đổi mới trong cơ chế
Thay vì chọn là một bản fork hoàn toàn từ GMX, Level chọn hướng đi sâu vào quản trị rủi ro như đã đề cập ở phía trên. Điều này hoàn toàn mang lại cho người dùng một lựa chọn mới trong việc tạo ra nguồn thu nhập thụ động bền vững, với việc cho phép người dùng tùy chọn hướng đi phù hợp với mục tiêu đầu tư cũng như khả năng chịu rủi ro cho tài sản của mình.
Đây chính là điểm khác biệt chính giúp Level Finance khác biệt so với các dự án sao chép cơ chế GMX, vốn đã có chỗ đứng trong thị trường hiện tại.
Real Yield
Với việc được đề cập trong Whitepaper, phí mà nền tảng thu được sẽ được hoán đổi thành một trong các token như $BTC, $ETH, $BNB, $USDC hoặc $DAI, từ đó trả thưởng cho những người cung cấp thanh khoản và Treasury của DAO. Đây là một trong những cơ chế cơ bản mang lại lợi nhuận liên tục cho người dùng, còn được biết đến với tên gọi Real Yield.
TVL và giá token $LVL tăng mạnh
Phản ánh phân lớn mức độ hiệu quả của một sàn DEX có thể kể đến giá trị tổng tài sản bị khóa (TVL) mà dự án đó đang sở hữu.
TVL của Level Finance hiện đạt khoảng 1,358,100 USD, tăng gần gấp 4 lần so với trước ngày 26/12, sau khi chính thức mainnet. Đây là một mức tăng trưởng khá ấn tượng trong bối cảnh thị trường đang có chiều hướng đi xuống hiện nay.
Giá token LVL cũng thể hiện tiềm năng của dự án này. Hiện tại, LVL đang được giao dịch trên PancakeSwap ở mức giá 0.47 USD, đạt đỉnh ở mức 0,63 USD, tăng gần gấp 3 lần so với mức đáy trước đó vào ngày 27 tháng 12 rơi vào khoảng 0.12 USD.
Hiện tại token LVL có khá nhiều đợt sóng lớn, hầu hết đến từ độ FOMO của thị trường. Tuy nhiên theo Holdstation đánh giá, mức tăng này trong thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục, do hiện tại chưa có quá nhiều người biết đến dự án này, các lượt tương tác trên Twitter vẫn còn khá thấp.
Tổng kết
Với những thông tin trên, việc tin vào tiềm năng tăng trưởng của Level Finance là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, với việc còn khá mới, Holdstation sẽ tiếp tục đưa dự án này vào danh mục theo dõi và sẽ thông tin đến bạn trong thời gian sớm nhất.
💜🦈 Holdstation Wallet - Your Gate to Web3
Make DeFi as easy as CeFi!
📲 Tải ngay:IOS | Android
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Các thông tin, tuyên bố và dự đoán trong bài viết này, bao gồm cả các ý kiến đã thể hiện, được dựa trên các nguồn thông tin mà Holdstation cho là đáng tin cậy. Các ý kiến thể hiện trong bài viết này là ý kiến cá nhân được đưa ra sau khi xem xét kỹ càng và cẩn thận dựa trên những thông tin tốt nhất chúng tôi có tại thời điểm viết bài. Bài viết này không và không nên được giải thích như một lời đề nghị hay lôi kéo mua/ bán bất cứ token/NFT nào.
Holdstation không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh từ việc sử dụng nội dung bài viết này.