Tổng Kết 2022: Một Năm Đầy Biến Động - Phần 1

Tổng Kết 2022: Một Năm Đầy Biến Động - Phần 1

Năm 2022 là một năm nhiều biến động gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế chung của cả thế giới. Đặc biệt 2022 là một năm khủng hoảng lớn đối với thị trường crypto và gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư. Trước khi bước sang năm mới với những hi vọng mới hãy cùng Holdstation điểm lại những tin tức đáng chú ý trong năm qua.

Tình hình chung thị trường tài chính thế giới

Cuối năm 2021, với việc dịch Covid-19 dần được kiểm soát, kinh tế thế giới bắt đầu đi vào guồng quay hồi phục, từ góc nhìn đó nhiều nhà phân tích cho rằng lãi suất 0% sẽ được tiếp tục kéo dài nhằm thúc đẩy sự phục hồi này. Tuy vậy, sau khi liên tục bơm tiền qua các gói thúc đẩy và hỗ trợ vào nền kinh tế vốn đang quá nhiệt, các ngân hàng bắt đầu phải đối mặt với các vấn đề do nguồn "tiền rẻ" gây ra.

Đi kèm theo đó là những bất ổn về mặt địa chính trị. Ngày 24/2/2022, Nga phát động chiến tranh với Ukraine, khiến giá dầu và giá lương thực bị đẩy lên cao, gây ra lạm phát cầu kéo, tiếp tục làm gia tăng tình hình lạm phát chung và làm chậm đà hồi phục của nền kinh tế toàn cầu.

Lạm phát tăng cao nhất trong 40 năm vừa qua, và liên tục kéo dài gây ra các ảnh hưởng xấu, buộc các Ngân hàng Trung ương phải có những hành động nhằm kiềm chế và ổn định nền kinh tế và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng đang tiềm tàng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018, các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu cũng nhanh chóng phải bước theo sau

Các Ngân hàng Trung ương có các động thái thắt chặt tiền tệ, dẫn đầu bởi Fed

Các đợt nâng Fed lãi suất

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hằng tháng liên tục tăng cao, buộc Fed phải tăng lãi suất để có thể giảm nhu cầu chung và kiềm chế lạm phát, đồng thời thu hồi lại lượng "tiền rẻ" đã tung ra thị trường trong suốt 2 năm vừa qua. Tháng 3/2022, FED quyết định nâng mức lãi suất cơ bản lên 0.25 - 0.5%, là lần đầu tiên tăng lãi suất kể từ năm 2018 và là lần đầu tiên lãi suất được điều chỉnh kể từ dịch Covid - 19 năm 2020.

Từ thời điểm đó, mỗi lần lãi suất được điều chỉnh đều gây ra các ảnh hưởng nhất định đối với toàn bị thị trường tài chính vĩ mô nói chung, lẫn thị trường crypto nói riêng và Bitcoin tuy không có những phản ứng gay gắt tức thời, nhưng liên tục đi tìm đáy mới sau đó. 50 điểm lãi suất cơ bản được tăng thêm sau ngày 4/5. Và tiếp tục tăng thêm 0.75% bốn lần liên tiếp vào các phiên họp FOMC tháng 6, tháng 7, tháng 9 và tháng 11 năm 2022. Trước khi tiếp tục tăng thêm 0.5% vào phiên họp ngày 14/12 vừa rồi.

Biến động giá Bitcoin sau mỗi lần điều chỉnh lãi suất

Tổng sau 7 lần tăng lãi suất liên tục, Fed đã nâng phạm vi cho mức lãi suất mục tiêu lên 4,25 - 4,5%, cao nhất trong 15 năm qua. Điều này cũng làm gia tăng sức mạnh của đồng Dollar Mỹ, khiến cho chỉ số DXY tăng vọt từ 96.62 điểm (2/2022) lên 119.92 điểm vào tháng 9/2022, đạt đỉnh trong khung thời gian 20 năm đổ lại đây.

Tuy rằng tình hình lạm phát đã phần nào hạ nhiệt, cùng các tuyên bố về việc giảm đà tăng lãi suất, nhưng khả năng cao Fed sẽ tiếp tục hướng đến mức lãi suất mục tiêu 5.1% vào năm 2023.

Đoạn kết của chu kỳ thị trường bò

Lãi suất liên tục tăng khiến cho chi phí cho việc vay mượn trở nên đắt đỏ và đặt dấu chấm hết cho một thị trường vốn rẻ và dồi dào. Và khi nguồn vốn trở nên dần khan hiếm, khiến các tài sản mang tính rủi ro hơn trở nên kém hấp dẫn đi, và dòng tiền chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn, an toàn hơn.

Crypto nói chung hay đơn cử là Bitcoin, trong mắt nhiều người vẫn được xếp vào tài sản rủi ro, và chịu những ảnh hưởng nặng bởi các chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed.

Tuy rằng đã có những bước tiến thần kỳ và liên tục xác lập đỉnh mới vào giai đoạn đầu và cuối năm 2021. Tính tới tháng 12/2022, vốn hóa của toàn thị trường crypto đã "bay hơi" hơn 2,000 tỷ đô, giảm từ 3,000 tỷ USD xuống chỉ còn khoảng 800 tỷ, Bitcoin giảm hơn 75% từ đỉnh 69,000 USD xuống chỉ còn 15,500 USD ở điểm thấp nhất, với vốn hóa giảm từ 1,280 tỷ đô xuống vỏn vẹn 300 tỷ USD.

Hay Ethereum cũng đã chia hơn 4 lần mức giá cao nhất vào tháng 11/2022 xuống còn xấp xỉ 1,200 USD cho mỗi ETH ở thời điểm hiện tại.

Tất nhiên không chỉ thị trường tiền mã hóa là bị ảnh hưởng. Chỉ số S&P 500 vốn đã tăng 600%, từ 770 điểm lên đến 4818 điểm, kể từ đáy thấp nhất từ sau khủng hoảng tài chính 2009 cho đến cuối năm 2021 tuy có bị ảnh hưởng và sụt giảm đột ngột bởi đại dịch Covid-19. Song chỉ đến năm 2022, xu hướng giá giảm mới thực sự bắt đầu, chỉ số S&P500 giảm 25% xuống chỉ còn 3577 điểm, thấp nhất trong năm, tuy rằng hiện tại thị trường đã có những hồi phục, nhưng vẫn đang giảm khoảng 21%. Chỉ số cổ phiếu toàn cầu MSCI cũng giảm 20% trong năm 2022. Các chỉ số trái phiếu toàn cầu từ các thị trường top đầu đến thị trường mới nổi đều giảm, các đợt IPO gặp khó khăn, giá trị các thương vụ mua bán và sáp nhập cũng đều đi xuống trong một năm ảm đạm của thị trường tài chính toàn cầu.


Holdstation Wallet - Your Gate to Web3 💜🦈

Make DeFi as easy as CeFi!

📲 Tải ngay: IOS | Android

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Các thông tin, tuyên bố và dự đoán trong bài viết này, bao gồm cả các ý kiến đã thể hiện, được dựa trên các nguồn thông tin mà Holdstation cho là đáng tin cậy. Các ý kiến thể hiện trong bài viết này là ý kiến cá nhân được đưa ra sau khi xem xét kỹ càng và cẩn thận dựa trên những thông tin tốt nhất chúng tôi có tại thời điểm viết bài. Bài viết này không và không nên được giải thích như một lời đề nghị hay lôi kéo mua/ bán bất cứ token/NFT nào.
Holdstation không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh từ việc sử dụng nội dung bài viết này.
Tuyệt vời! Tiếp theo, hãy hoàn tất các thủ tục thanh toán để có thể toàn quyền truy cập vào Holdstation.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Bạn đã đăng ký thành công Holdstation.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt toàn bộ, giờ bạn có thể truy cập vào tất cả nội dung.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Thanh toán của bạn chưa được cập nhật.