Tháng 10 năm 2022, mặc dù chỉ mới nửa tháng trôi qua, tháng 10 chính là tháng có các hoạt động hacking lớn nhất từ trước đến nay với 718 triệu USD từ 11 vụ hack khác nhau bị hack từ các giao thức DeFi, cụ thể là các cầu nối cross-chain, theo báo cáo từ Chainalysis. Phần lớn số tiền bị đánh cắp đến từ vụ hack gần đây trên cầu BSC sử dụng cho các giao dịch xuyên chuỗi giữa BNB Beacon Chain và BSC do điểm yếu của việc xác minh tin nhắn làm rò rỉ 568 triệu USD.
So sánh giữa năm 2022 so với các năm trước, cụ thể năm gần nhất là 2021, với hơn 200 vụ hack từ năm 2021 với tổng thiệt hại hơn 3 tỷ USD so sánh với 125 vụ hack với tổng thiệt hại 3 tỷ USD. Với tốc độ hiện tại trong giai đoạn thị trường downtrend, năm 2022 có thể vượt qua năm 2021 về cả số lượng vụ hack lẫn tổng tài sản thiệt hại.
Về đối tượng cũng như vị trí mà các hacker nhắm đến cũng khá đa dạng chẳng hạn như là các sàn giao dịch, Private, các giao thức DeFi,... Từ năm 2015 phần lớn các vụ hack đến từ các đối tượng khác, các sàn giao dịch vẫn chiếm hơn 25%. Cho đến các năm 2018, 2019, 2020 các vụ hack đế từ các sàn giao dịch vẫn chiếm phần lớn, nguyên nhân chủ yếu vì các sàn giao dịch lúc này có độ bảo mật thấp và dễ dàng bị khai thác từ các hacker.
Tuy nhiên kể từ 2021 cho đến nay, năm 2022, số lượng vụ hack được tập trung vào môi trường DeFi vì đây là một mảng rất mới đối với thị trường crypto và còn có nhiều lỗ hổng bảo mật trong năm 2022 với số lượng hack ở DeFi chiếm hơn 90%.
Cụ thể hơn trong các vụ hack trên giao dịch DeFi trong năm 2022, các cầu cross-chain vẫn luôn là mục tiêu chính đối với các hacker so với các nền tảng khác, có 3 cầu cross-chain bị hack trong tháng 10 này với tổng tài sản thiệt hại lên tới gần 600 triệu USD, chiếm 82% thiệt hại chỉ trong riêng tháng 10 và chiếm 64% thiệt hại trong cả năm 2022.