FTX – một trong những sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới hôm qua đã hé lộ Báo cáo tài chính 2021 có kiểm toán của mình cho CNBC. Theo đó doanh thu 2021 của sàn đạt hơn 1.2 tỷ đô, tăng hơn 1200% so với mức 90 triệu đô của 2020. Lợi nhuận ròng đạt $388 triệu, trong khi 2020 chỉ đạt $17 triệu.
Kỳ vọng tiêu cực
Mức lợi nhuận ấn tượng này dễ thấy là đi cùng với chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường crypto, vậy khi downtrend bắt đầu từ 2022 FTX sẽ ra sao. Theo báo cáo, Q1 sàn vẫn ghi nhận $270 triệu doanh thu. Tuy nhiên Q2 thị trường mới bắt đầu bước vào nhịp sập mạnh, làm cho cả giá và thanh khoản của thị trường lao dốc. Để so sánh, doanh thu CoinBase đã giảm 64% trong Q2 2022 và ghi nhận khoản lỗ 1.5 tỷ đô.
Ngoài ra, FTX còn có “người anh em” Alameda Research do Sam sáng lập. Hiện Alameda đang đóng góp khoảng 6% khối lượng giao dịch trên FTX và hỗ trợ rất nhiều nghiệp vụ cho sàn. Trong khi từ đầu 2022 đến nay, đa số các khoản đầu tư của quỹ như Solana, 1Inch, Serum, … đều chia từ 2 – 3 giá trị, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh sàn.
Điểm tích cực
Mặc dù thị trường spot giảm sâu kể từ Q2, giao dịch phái sinh vẫn thu hút dòng tiền mạnh mẽ. Có thể thấy khối lượng future trên FTX gần như không bị ảnh hưởng, trong khi mảng này chiếm tới 2/3 doanh thu của sàn.
FTX cũng đã và đang mạnh mẽ mở rộng thị trường trong năm qua, US chỉ đang chiếm khoảng 5% doanh thu.
Trong downtrend, người cầm tiền mặt sẽ luôn là người có lợi thế và mở ra nhiều cơ hội. Hiện tại, FTX vẫn đang còn 2.5 tỷ đô tiền mặt và mới nhận thêm $400 triệu vốn từ Softbank hồi tháng 1, với định giá khoảng 32 tỷ đô.
Tổng kết, kết quả kinh doanh của FTX bị ảnh hưởng bởi downtrend là điều không thể tránh khỏi, nhưng sẽ không quá tiêu cực như Coinbase. Về dài hạn, đây vẫn là một “big boy” trong các sàn giao dịch và sẽ còn lớn mạnh hơn nữa.