Hoạt động bất hợp pháp giảm vào năm 2022
Theo dữ liệu nghiên cứu từ Chainalysis từ giữa tháng 7 năm 2022 về các hoạt động bất hợp pháp, nguồn tiền từ các hoạt động này phần lớn là các hoạt động phạm tội từ việc hack và đánh cắp tài sản mã hóa trong thị trường crypto. Số lượng được báo cáo cho thấy số liệu năm nay đang có xu hướng tăng lên so với năm ngoái. Trong khi đó càng ngày càng có ít người trở thành con mồi trong việc lừa đảo qua không gian mạng trong thị trường này.
Báo cáo của Chainalysis cho thấy sự suy giảm đáng kể của toàn bộ các hoạt động bất hợp pháp trong thị trường tiền mã hóa khi sự suy thoái đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến giá trị của toàn bộ thị trường truyền thống nói chung cũng như thị trường tiền mã hóa nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các hoạt động bất hợp pháp dường như có khả năng phục hồi cao hơn, theo báo cáo cho thấy khối lượng hoạt động bất hợp pháp chỉ giảm 15% so với năm ngoái, trái ngược với tỷ lệ 36% khối lượng hoạt động hợp pháp.
Lừa đảo
Doanh thu tổng từ việc lừa đảo trong thị trường crypto đã giảm xuống 65% năm 2022 so với tháng 7 năm 2021, đạt 1.6 tỷ USD. Tuy nhiên có thể thấy việc tổng doanh thu giảm lần này có liên quan đến sự sụt giảm giá trị của thị trường tiền mã hóa khi giá trị của các loại tiền mã hóa khác nhau ghi nhận sự sụt giảm. Kể từ tháng 1 năm 2022, doanh thu từ các hoạt động lừa đảo đã giảm tương quan theo giá trị của Bitcoin theo biểu đồ bên dưới.
Ngoài ra khối lượng tích lũy các trường hợp chuyển tiền cho các vụ lừa đảo cho đến thời điểm hiện tại năm 2022 ghi nhận mức thấp nhất trong bốn năm trở lại đây. Ở mặt khác, cũng nên lưu ý rằng mặc dù các vụ lừa đảo đã giảm đáng kể trong năm nay khi người dùng crypto nói chung và các nhà đầu tư nói riêng đã và đang ngày càng nâng cao nhận thức, các vụ lừa đảo cũng đang dần có xu hướng tinh vi hơn để đánh lừa người dùng.
Hack
Trái ngược với số lượng scam thì số lượng các vụ hack và số tiền bị đánh cắp tính đến tháng 7 năm 2022 đã gia tăng đáng kể với số tiền bị đánh cắp lên tới 1.9 tỷ USD, cao hơn so với con số 1.2 tỷ USD vào cùng thời điểm năm ngoái.
Số lượng vụ hack dường như không có dấu hiệu giảm trong lúc thị trường đang downtrend. Có thể kể đến gần đây như trường hợp hack cross-chain bridge Nomad trị giá 190 triệu USD và vụ hack ví Phantom trên mạng Solana với số tiền bị đánh cắp hơn 5 triệu USD vào đầu tháng 8. Phần lớn các vụ hack có thể là do sự gia tăng liên quan đến số tiền bị đánh cắp từ các giao thức DeFi trong năm 2021. Các giao thức DeFi rất dễ bị hack, vì các giao thức này đều có mã nguồn mở nên vì thế chúng có thể được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các tội phạm mạng đang cố gắng tìm cách để khai thác lỗ hổng bảo mật từ đó (mặc dù điều này cũng có thể hữu ích cho việc nâng cao bảo mật vì mã nguồn mã cho phép các kỹ sư phần mềm kiểm tra mã nguồn và sửa chữa lỗ hổng bảo mật). Chainalysis cũng ước tính rằng cho đến nay vào năm 2022, các nhóm hacker có liên quan tới Triều Tiên đã đánh cắp khoảng 1 tỷ USD tiền mã hóa từ các giao thức DeFi.
Kết luận
Theo quan điểm từ tác giả, việc gian lận, lừa đảo và hack trong thị trường tiền mã hóa là việc không thể tránh khỏi dù cho người dùng đang ở thị trường nào đi chăng nữa. Người dùng không nên quá vui mừng vì tỷ lệ các hoạt động bất hợp pháp trong môi trường crypto giảm bởi vì giá cả của toàn bộ thị trường đang giảm, chỉ cần tài sản của người dùng được lưu trữ trên các giao thức DeFi, các cross-chain bridge hoặc các dịch vụ có giá trị khác, và đương nhiên là chúng dễ bị tổn thương bằng việc kẻ xấu sẽ khai thác và đánh cắp nguồn tài sản đó từ những lỗ hổng bảo mật. Cách duy nhất để ngăn chặn và giảm thiểu vấn đề trên là nâng cao nhận thức của người dùng, giáo dục nhà đầu tư về các dự án an toàn để đầu tư vào và trên hết là việc nâng cao bảo mật đối với các dự án nói riêng.
Nguồn: Chainalysis, The Block