Cuộc chiến giữa các Layer 1 mới xuất hiện đang nóng hơn bao giờ hết. Trong khi sự chú ý của cộng đồng đang đổ dồn về 2 tân binh sáng nhất hiện tại là Aptos và Sui, vẫn đang có một dự án Layer 1 khác mang tên Radix đã và đang phát triển ổn định thời gian gần đây, với định hướng nhắm đến riêng thị trường tài chính phi tập trung (DeFi).
Radix là gì?
Radix là một giao thức blockchain Layer 1 tập trung hoàn toàn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển các dự án DeFi trên hệ sinh thái. Radix tuyên bố loại bỏ nguy cơ bị tấn công và khai thác dữ liệu trên dự án, đồng thời rút ngắn thời gian phát triển dự án.
Là một giao thức Layer 1, Radix sẽ tối ưu hóa tính đồng bộ giữa các phân mảnh (cross-shard), cho phép ứng dụng khả năng mở rộng sang đa chuỗi mà không ảnh hưởng đến bảo mật và khả năng kết hợp giữa các contract.
Radix phát hành 2 token, $XRD là token native của dự án và $eXRD, token ERC-20 tương ứng chạy trên mạng Ethereum. $eXRD có thể được swap 1: 1 cho $XRD.
Các cơ chế từ Redix có thể thay đổi cuộc chơi DeFi
Ngôn ngữ lập trình Scrypto
Scrypto được thiết kế khác biệt, theo hướng định hướng tài sản. Điều này có nghĩa, thay vì phải xây dựng lại tất cả logic cho tài sản và token trong các hợp đồng thông minh của riêng dự án, các nhà phát triển sử dụng Scrypto có thể tận dụng các công cụ gốc tích hợp sẵn trong Scypto để tạo token và xác định các quy tắc về cách chúng có thể được giao dịch.
Điều này nhìn chung sẽ giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng và mở rộng quy mô của Dapp, đồng thời loại bỏ nguy cơ tắc nghẽn mạng, smart contract bị hack hay thông tin bị khai thác một cách không mong muốn.
Cơ chế đồng thuận Cerberus
Theo thông tin từ đội ngũ phát triển, sau 7 năm nghiên cứu, đội ngũ đã cho ra đời cơ chế đồng thuận Cerberus, cũng là cơ chế mà Radix sử dụng.
Với cơ chế Cerberus, tất cả các giao dịch sẽ được tập hợp chi tiết trên nhiều phân đoạn (shards).
Với việc một blockchain có thể được phân đoạn thành các phần độc lập, điều này giúp tăng tính mở rộng, đồng thời cho phép chạy node trên những thiết bị cấp thấp hơn, giúp nền tảng tiếp cận được nhiều đối tượng sử dụng hơn. Đây sẽ là một yếu tố quan trọng đối với khả năng mở rộng nếu DeFi muốn được ứng dụng hàng loạt và phục vụ hàng tỷ người dùng.
Radix Engine
Radix Engine hoạt động tương tự như EVM (Ethereum Virtual Machine), các hệ máy ảo xử lí smart contract trên mạng Ethereum.
Tuy nhiên, thiết kế của Radix Engine hoàn toàn khác với EVM và tất cả các nền tảng hợp đồng thông minh khác. Đây là công cụ độc nhất và được thiết kế riêng để cho phép phát triển DeFi an toàn ở quy mô lớn.
Một ứng dụng cụ thể, nếu số lượng nodes trong mạng tăng lên đột ngột, lưu lượng của mạng cũng sẽ được tăng theo tương ứng nhờ vào Radix Engine, từ đó hỗ trợ cho việc tăng trưởng của blockchain nói chung và Dapps nói riêng về mặt dài hạn.
Cách Radix giải quyết các vấn đề tồn đọng của DeFi
Hiện nay, việc một blockchain bị hack và đánh cắp thông tin đang diễn ra ngày càng thường xuyên, đồng thời khiến các nhà phát triển tốn thời gian tìm và sửa chữa các lỗi chết người này.
Vấn đề mở rộng và bảo mật vẫn luôn tồn đọng trên các blockchain layer 1 hiện tại, kể cả các chain sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity hay các dự án sử dụng EVM-based đều gặp phải những vấn đề trên.
Bản chất ngôn ngữ lập trình Scrypto và Radix Engine của Radix đều hoạt động tương tự như những công cụ hỗ trợ. Điều này giúp nhà phát triển không bị phức tạp hóa khi quản lí tài sản trên nền tảng, họ từ đó có thể chú trọng vào việc xây dựng cơ chế của dự án DeFi theo cách họ nghĩ ra mà không gặp phải các rào cản bảo mật. Tóm lại, những công cụ này giúp các ứng dụng dApps có thể hoạt động nhanh hơn và an toàn hơn.
Cụ thể hóa nhận định này, Radix có đề cập trên nền tảng của họ, một dApp như Uniswap có thể được phát triển từ con số 0 chỉ trong vài ngày, sử dụng ngôn ngữ lập trình Scrypto và chỉ dùng 150 dòng code ( thay vì khoản 700 như hiện tại).
Tokenomics
Radix có cả native token trên nền tảng là $XRD và token $eXRD trên hệ Ethereum tương ứng.
$eXRD có thể hoàn toàn quy đổi tỷ lệ theo tỉ lệ 1: 1 với token $XRD.
XRD sẽ được dùng để thanh toán phí mạng và có thể được stake để đảm bảo tính bảo mật hệ thống DPoS (Proof-of-Stake) của Radix.
Các token của hệ thống có thể được tương tác thông qua ví Radix và các ví trên các nền tảng khác.
Tính phân bổ của $XRD và $eXRD có thể thay đổi vì người dùng trong một thời điểm sẽ muốn sử dụng token này hơn là token kia nhưng tổng nguồn cung tối đa cho cả hai vẫn là 24 tỷ token.
Tổng kết
Cơ chế đồng thuận Ceberus và ngôn ngữ lập trình Scrypto của Radix thực sự đáng để lưu ý cho các nhà phát triển DeFi, với việc giải quyết phần lớn các vấn đề mà họ gặp phải. Marketcap hiện tại chỉ mới 275tr USD theo dữ liệu của Coinmarketcap, là quá thấp so với một Layer 1 hỗ trợ khai thác thị trường ngách là DeFi.
Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân, không phải lời khuyên đầu tư. Hãy tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn đầu tư vào Radix.