Với sự phá sản hoàn toàn của Alameda Research và FTX, đế chế crypto lớn mạnh của Sam sụp đổ chỉ trong vỏn vẹn đúng 1 tuần. Sự kiện này như một gáo nước lạnh dội vào cả thị trường crypto, vốn hóa thị trường đã giảm mạnh từ 1000 tỷ đô xuống 870 tỷ đô sau vụ việc này. Ngay lập tức các sàn giao dịch top đầu thị trường như Binance, OKX,... đã công bố sao kê kho dự trữ của mình. Liệu rằng độ minh bạch của các sàn giao dịch tập trung này đến đâu? Các nhà đầu tư nên chú ý điều gì sau sự kiện FTX? Hãy cùng Holdstation tìm hiểu qua bài phân tích này nhé!
Danh sách các sàn giao dịch đã sao kê tài sản đảm bảo
Nhìn về bức tranh tổng thể top 10 các sàn giao dịch lớn nhất đã và đang công bố sao kê tài sản dự trữ để chứng minh sức khỏe tài chính của bản thân đối với các nhà đầu tư. Trong đó có 5 sàn giao dịch là: Binance, OKX, Crypto.com, Kucoin và Bitfinex là partner với Nansen đã công bố bảng khai dự trữ tài sản của mình. Các sàn giao dịch khác đang trong quá trình thực hiện điều này.
Chi tiết danh sách tại đây
Tuy nhiên việc công bố sao kê này liệu có chứng minh được sức khỏe tài chính của sàn giao dịch đối với các nhà đầu tư hay không? Chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về các loại tài sản dự trữ của các sàn giao dịch này ở phần quan sát tài sản dự trữ của các sàn dưới đây.
Chi tiết về tài sản đảm bảo của các sàn giao dịch
Với các sàn đã công bố số liệu về tài sản dự trữ của mình, Binance hiện đáng đứng đầu với tổng tài sản dự trữ hiện đạt $63,8 tỷ đô. Tiếp theo sau là Bitfinex, OKX, Huobi, KuCoin, Crypto.com và Deribit.
Các loại tài sản dự trữ của các sản được phân bổ rất khác nhau. Tuy nhiên nếu nhìn vào bảng phân tích ta có thể thấy sức khỏe tài chính của Binance đang ổn nhất khi phần lớn tài sản dự trữ của Binance là stable coin chiếm 57%. Mặc dù BNB là token của Binance nhưng số lượng đóng góp trong tài sản đảm bảo chỉ chiếm khoảng 9%. Tiếp theo sau đó là OKX với số lượng tài sản đảm bảo là stable coin chiếm 53%, phần lớn tài sản đảm bảo còn lại là BTC, ETH và không có bất kì token OKB nào dù cho đây là token của OKX.
Ở chiều hướng ngược lại thì Crypto.com, Huobi và Bitfinex đang ở trong diện đáng lo ngại khi tài sản dự trữ của 3 sàn giao dịch này đang chiếm phần lớn là token của chính sàn và các loại token khác. Điều này thực sự không tốt khi giá trị của các tài sản điện tử là vô cùng biến động, đồng nghĩa với việc tổng giá trị của kho tài sản dự trữ của 3 sàn trên cũng sẽ vô cùng biến động. CZ, CEO của sàn Binance cũng đã cảnh báo về việc các sàn dự án sử dụng token của chính mình tạo ra làm tài sản thế chấp, thì việc các sàn sử dụng token của chính mình làm tài sản đảm bảo cũng gây ra các rủi ro gần như tương tự.
Trong đó báo cáo dự trữ tài sản từ Crypto.Com còn cho số liệu thông kê họ nắm giữ đến hơn 1 nửa trong 40% token dự trữ khác là token SHIB. Việc để meme coin làm tài sản đảm bảo dự trữ là vô cùng nguy hiểm khi tính biến động của các meme coin là vô cùng lớn.
Góc nhìn cá nhân thị trường sắp tới
Sự kiện của FTX rất có thể sẽ châm ngòi cho sự sụp đổ Domino của một loạt các công ty khác nữa. Các nhà đầu tư hãy quản lý tài sản và kiên nhẫn quan sát chờ đợi các cơ hội. Cú sập này sẽ là một phép thử với tất cả các đồng token, nếu đồng token nào sống sót được qua các giai đoạn này thì mùa uptrend tới sẽ là một lựa chọn đầu tư xứng đáng. Điển hình là token của các sàn giao dịch, chẳng hạn như BNB, BNB đã có một giai đoạn giữ giá rất tốt kể cả giai đoạn thị trường sập vừa qua.
Qua sự kiện này chúng ta cũng thấy được sức ảnh hưởng của CZ lên thị trường là vô cùng lớn, các nhà đầu tư nên bám sát các dự án mà Binance Labs đầu tư và ngắm đến, điển hỉnh như gần đây trend ví được CZ shill cũng đã bay rất mạnh mẽ.
Về mặt lựa xu hướng giao dịch các sàn cex đã thể hiện được tương đối nhiều mặt hạn chế như các đợt tạm ngưng nạp, rút bất thường, tính không minh bạch của việc kê khai tài sản dự trữ, bài học từ. Thì tới đây xu hướng chuyển sang giao trên các sàn dex sẽ ngày càng nhiều hơn. Các nhà đầu tư cũng có thể chú ý đến việc này và xác định lại dòng tiền đầu tư của mình hướn đến các sản phẩm defi nhiều hơn.