Tổng quan về Goat Swap
GOAT Swap là AMM DEX NFT đầu tiên trên hệ Solana - vừa khởi chạy chính thức vào ngày 3/9. Thanh khoản thấp cũng như sự biến động giá mạnh hiện đang là những rào cản mà thị trường NFT phải đối mặt. Chính vì vậy, mô hình AMM NFT - đóng vai trò như giải pháp tăng giá trị sử dụng và thanh khoản cho NFT - đang được cộng đồng quan tâm tích cực với sự phát triển vượt bậc của SudoSwap được xây dựng trên hệ Ethereum trong thời gian gần đây.
Được xây dựng theo mô hình tương tự và hỗ trợ Solana - một trong những thị trường NFT tốp đầu hiện nay, Goatswap có thể là hidden gems tiếp theo trong lĩnh vực này.
Cơ chế hoạt động Goat Swap
Updating ...
Hiện tại vẫn chưa rõ cơ chế hoạt động Goat Swap như thế nào, tuy nhiên theo nhận định của người viết, Goat Swap có thể theo cơ chế hoạt động như "đàn anh" Sudoswap khi sử dụng cơ chế đường cong liên kết cụ thể giúp xác định mối liên hệ giữa nguồn cung và giá, cho phép định giá tài sản. Có hai mô hình đường cong hiện tại là Linear và Exponential.
Ngoài ra trước mắt, cơ chế hoạt động của Goat Swap được mặc định là mô hình tuyến tính (Linear). Có nghĩa là nếu pool mua 1 NFT, giá mua một NFT tiếp theo sẽ giảm theo biến delta. Nếu pool bán 1 NFT, giá bán một NFT tiếp theo sẽ giảm theo delta. Tương tự như cách Sudoswap vận hành, các nhà cung cấp thanh khoản (LP) có thể tạo các pool mua hoặc bán hoặc tạo pool 2 chiều mua-bán nhằm tạo mức chênh lệch để kiếm lời từ phí.
Chi phí giao dịch trên Goat Swap
Theo như thông tin trên website của Goat Swap, dự án này hiện tại chỉ lấy 1% phí giao dịch, tuy thấp hơn rất nhiều so với Opensea là 2.5% hay LooksRare là 2% phí trên mỗi giao dịch nhưng Goat Swap vẫn có phí cao hơn Sudoswap với 0.5% phí. Tuy nhiên, đây cũng là mức giá khá cạnh tranh đối với một nền tảng chỉ vừa mới ra mắt và hỗ trợ mạng lưới Solana, nơi mà phí gas tương đối rẻ. Người dùng có thể hy vọng khi Goat Swap đạt được lượng người dùng ổn định, phí giao dịch có thể được giảm xuống ngang hoặc thấp hơn Sudoswap.
Ở mặt khác, những chủ sở hữu pool có thể tự đặt ra các khoản phí của riêng họ. Giá khi list trên Goat Swap mà người dùng thấy đã bao gồm luôn cả phí giao dịch.
Hiện tại vẫn chưa có thông tin rằng liệu Goat Swap có chi trả phí bản quyền cho các nhà phát hành NFT trên mỗi giao dịch NFT được thực hiện và diễn ra ở thị trường thứ cấp hay không. Tuy nhiên, nếu Goat Swap đi theo hướng đi giống Sudoswap khi không chi trả phí bản quyền cho các nhà sáng tạo NFT thì Goat Swap sẽ khó thu hút các bộ sưu tập blue-chip hoặc các bộ sưu tập của nghệ sĩ nổi tiếng khác.
Đội ngũ phát triển Goat Swap
Theo thông tin nghiên cứu, đội ngũ của Goat Swap là một đội ngũ đa phần ẩn danh có tên là Raccoons Dev. Đây là đội ngũ đứng sau các dự án khác trên hệ sinh thái Solana như:
- Jupiter: Nền tảng swap hàng đầu trên Solana với khối lượng giao dịch hơn 20 tỷ USD
- Mercurial: Nền tảng cơ sở hạ tầng DeFi theo cơ chế AMM trên Solana giúp tối đa hóa tiện ích và sản lượng của các tài sản ổn định (stable coin)
- Pawnhub: NFT Lending trên Solana
Đây là những sản phẩm rất tốt và có lượng người dùng nhất định phát triển bởi Raccoons Dev, Goat Swap được kỳ vọng sẽ là dự án NFT AMM tiềm năng tiếp theo sau Sudoswap trên hệ sinh thái Solana. Theo như thông tin tìm kiếm được về thành viên triển Goat Swap trên Discord, chúng ta có thể điểm qua một vài cá nhân tiêu biểu và quen thuộc như:
- Siong Ong (Twitter): Kỹ sư tại các dự án như GraffitiGeo, Prefer, Expa, Envoy (dự án được a16z đầu tư).
- Ben Chow (Twitter): Co-founder, Growth Lead tạiJupiter Aggregator, đồng thời là nhà phát triển Mercurial Finance
Tokenomics
Updating ...
Hiện tại dự án vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển whitepaper. Dự án cũng úp mở về việc phát hành token của nền tảng cũng như là kế hoạch airdrop cho người dùng. Chi tiết cụ thể về kế hoạch sẽ được thông báo qua Twitter của dự án.
Dự án cũng đã xác nhận sẽ phát hành một bộ sưu tập NFT của riêng mình khi khối lượng người dùng và giao dịch trên nền tảng đạt một số lượng nhất định.
Thông qua thông báo trên, chúng ta có thể dự đoán được về việc dự án sẽ có token riêng giống như Sudoswap đã làm trước đó khi công bố về native token của nền tảng là $SUDO và airdrop $SUDO cho những ai đạt đủ điều kiện nhận airdrop.
Người dùng hiện tại có thể dấn thân vào cuộc chơi bằng cách tạo thanh khoản cho nền tảng Goat Swap để có cơ hội nhận airdrop nếu sau này dự án công bố tokenomics và thông báo ra mắt native token. Hãy cùng Holdstation skin in the game giúp tạo thanh khoản cho Goat Swap bằng cách tạo pool trên nền tảng theo cách dưới đây.
Cách tạo pool trên Goat Swap
Bước 1: Người dùng cần có các ví Solana để có thể kết nối được vào Goat Swap (ví dụ: Sollet, Solflare, Glow, Slope,...) nhưng phổ biến nhất vẫn là ví Phantom và một khoản $SOL từ 0.5-1 SOL để có thể mua NFT và làm phí giao dịch trên nền tảng.
Bước 2: Người dùng vào trang web Goat Swap và nhấp vào Connect Wallet nằm ở góc phải màn hình. Nhấp chọn ví Phantom và kết nối thành công với nền tảng.
Bước 3: Sau khi kết nối ví thành công, địa chỉ ví Phantom của người dùng sẽ hiện bên góc phải của nền tảng như hình sau.
Bước 4: Goat Swap hiện tại chỉ chấp nhận các bộ sưu tập NFT đã được xác thực để bảo vệ những người dùng mới nhằm tránh mua nhầm các bộ sưu tập giả mạo. Nếu người dùng là nhà sáng tạo NFT, bạn có thể đăng ký xác thực bộ sưu tập bằng công cụ Metaplex.
Người dùng có thể nhấp vào mục 'Your NFTs' để xem mình sở hữu những NFT nào mà bản thân có thể tạo một pool. Nếu người dùng không có NFT nào, người dùng cần phải tiến hành mua một NFT. Nhấp vào mục 'Collections' tìm NFT bản thân yêu thích để mua.
Bước 5: Tiến hành mua NFT. Việc mua NFT trên Goat Swap khá đơn giản, ví dụ tác giả muốn mua NFT từ bộ sưu tập Dippies. Tác giả tiến hành mua Dippies #2014 với giá 0.55 SOL và nhấp vào nút ‘Buy now’. Phantom sẽ bật lên một cửa sổ thông báo để yêu cầu người dùng phê duyệt. Khi tác giả nhấn ‘Approve’ giao dịch sẽ được tiến hành, sau đó người dùng sẽ tìm thấy NFT của mình bằng cách nhấp vào mục “Your NFTs”.
Bước 6: Người dùng tiến hành tạo pool khi đã có NFT phù hợp bằng cách nhấp vào mục ‘Your Pools’ và nhấp vào mục ‘Create a pool’.
Bước 7: Goat Swap sẽ hiện lên một pop up cửa sổ như hình bên dưới với 3 tùy chọn: Buy NFTs, Sell NFTs, Do both and earn trading fees.
- Tác giả chọn mục ‘Do both and earn trading fees’ vì mong muốn hưởng lợi nhuận từ việc thu chênh lệch phí.
- Mục 'Amount of NFTs to Buy’ là 1, bởi vì hiện tại tác giả chỉ có 1 NFT. Nếu người dùng muốn thêm nhiều NFT hơn vào pool thì có thể nhấp chọn nhiều NFT.
- Mục ‘Start price (SOL)’ là 0,02 SOL vì tác giả nghĩ 0.02 SOL là giá hợp lý để mua/bán NFT này.
- Mục ‘Change price by (SOL)’ là giá thay đổi theo biến delta (như đã đề cập ở cơ chế hoạt động) trên mỗi NFT được mua/bán trong danh mục đầu tư.
- Mục ‘Fee (%)’ là lợi nhuận mà chủ sở hữu pool mong muốn, hãy đặt tỷ lệ phần trăm nhằm đáp ứng khẩu vị rủi ro của bản thân. Riêng tác giả sẽ đặt ở mức 5%.
- Mục ‘Selected NFTs’ để chọn NFT muốn thêm vào pool, có thể thêm tối đa 4 NFTs, điều này giúp tiết kiệm chi phí giao dịch cũng như thời gian khi người dùng muốn bán/mua nhiều NFT cùng một lúc.
Sau khi nhấp vào mục ‘Create Pool’ , người dùng sẽ thấy thông tin pool như bên dưới, tác giả cần deposit 0.02 SOL để có thể tạo pool và có thể hưởng được 0.03 SOL lợi nhuận.
Nhận định cá nhân về hướng đi của Goat Swap
Mặc dù là dự án đi sau Sudoswap về việc ứng dụng cơ chế AMM cho NFT, tuy nhiên đây vẫn là mô hình còn khá mới mẻ đối với các nhà đầu tư crypto nói chung và những nhà giao dịch NFT nói riêng. Theo nhận định của tác giả, việc ứng dụng cơ chế AMM cho NFT là một mô hình kinh doanh "béo bở" cho các dự án sau này. Với nền tảng đội ngũ tốt và giàu kinh nghiệm cũng như trải nghiệm người dùng tốt mà nền tảng mang lại cho nhà đầu tư, việc Goat Swap có thể là nền tảng dẫn đầu trong thị phần ở mô hình này trên hệ sinh thái có lượng lớn người dùng (2 triệu active users hàng tháng) như Solana, là có thể sẽ xảy ra, và sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Sudoswap trên mạng lưới Ethereum và cả Magic Eden trên chính sân nhà của mình.