Hiện tại
Trong thị trường tiền mã hóa đầy ảm đạm và suy thoái liên tục như hiện nay, GameFi vẫn là nòng cốt hàng đầu khi thu hút lượng lớn dòng tiền đầu tư vào cho thấy tầm nhìn lạc quan của các nhà đầu tư tầm cỡ. Cụ thể, trong tháng 8 vừa qua, 748 triệu USD là số tiền huy động vốn mà các dự án GameFi và Metaverse nhận được, tăng 135% so với tháng 7 nhưng vẫn thấp hơn 16% so với tháng 6 trước đó, số liệu được dựa theo báo cáo của DappRadar.
Có thể thấy thông qua biểu đồ trên, trong tháng 8, tỷ lệ đầu tư vào các dự án Blockchain Game/ Metaverse chiếm tỷ trọng khá lớn với 33%, gần như tương đương với các dự án làm về cơ sở hạ tầng với 37.9% .
Trong Quý 1 năm 2022, các dự án làm về blockchain game đã thu hút khoảng 3.1 tỷ USD tiền đầu tư và tính tới thời điểm hiện tại, số tiền vốn đã lên đến 6.9 tỷ USD, cao hơn 2.9 tỷ USD so với năm 2021 chỉ đạt 4 tỷ USD, mặc dù năm 2021 được xem như là năm của xu hướng GameFi. Qua đó, các số liệu khả quan của năm 2022 cho thấy rằng các nhà đầu tư vẫn lạc quan đối với lĩnh vực GameFi, bất chấp điều kiện thị trường chưa phục hồi hoàn toàn.
Blockchain Mobile Game đóng góp một phần không nhỏ
Suy thoái kinh tế, lạm phát gia tăng cùng mùa đông của thị trường tiền mã hóa không là lý do khiến cho dòng tiền đổ về các dự án blockchain game trên thiết bị di động. Điều này cho thấy rằng các nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực mobile game đang bắt đầu say mê các trò chơi trên thiết bị di động có ứng dụng công nghệ blockchain. Có thể kể đến điển hình là công ty start-up phát triển blockchain mobile game Limit Break huy động được 200 triệu USD, Limit Break sau đó đã trở nên phổ biến sau khi ra mắt thành công bộ sưu tập NFT free-mint DigiDaigaku và bộ sưu tập này đã tăng 130% giá trị sau thông tin huy động vốn được đưa ra.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ blockchain nhằm sáng tạo ra các trò chơi web3 phát triển sang phân khúc trên các thiết bị di động đang đối diện với những thách thức to lớn. Một trong số đó chính là thách thức về công nghệ bởi công nghệ thiết bị di động không thể theo kịp cũng như tương thích với các công nghệ Web3. Chẳng hạn như việc các trò chơi di động web3 hiện nay không thể cạnh tranh với các trò chơi web2 đơn giản về lượng người dùng chỉ vì cơ chế phức tạp trong việc trả thưởng cũng như trải nghiệm người dùng không được tốt dẫn đến việc các mobile game này không thực sự giữ chân được người dùng. Trên thực tế, theo nghiên cứu từ Mirror World, chỉ có khoảng 12% trò chơi Web3 có thể chơi được trên các thiết bị di động.
Tương lai
GameFi vẫn là một lĩnh vực còn non trẻ và mơ hồ cũng như là ẩn số đối với số đông đại chúng. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực tiềm năng và có độ tăng trưởng mạnh trong thời gian ngắn so với các lĩnh vực khác trong không gian tiền mã hóa. Có thể ở thời điểm hiện tại, nhiều nhà đầu tư vẫn còn xem nhẹ tầm quan trọng của hệ sinh thái này, nhưng mặt khác, GameFi đang chứng minh được sức hút của mình khi đang ngày càng thay đổi liên tục và phát triển hơn.
Theo góc nhìn của người viết, GameFi đã và đang trở thành nhân tố dẫn đầu trong công cuộc đưa Web3 vào đời sống hàng ngày của con người cũng như sẽ là lĩnh vực tiên phong đưa Web3 đến hàng tỷ người thông qua các trò chơi. Đơn giản chỉ vì giải trí luôn là nhu cầu cơ bản của con người, và game là thứ không thể thiếu trong đời sống của chúng ta.
Nguồn: DappRadar, Cointelegraph