FTX đã tuyên bố phá sản, Enron, một công ty về năng lượng và công nghệ cũng bị phá sản theo cách tương tự như FTX vào năm 2000 từ hậu quả của bong bóng dotcom liệu câu chuyện sụp đổ của FTX có là cú châm ngòi cho sự bùng nổ của blockchain trong tương lai dài hạn? Hãy cùng Holdstation và Banana Research Labs phân tích mối tương quan bối cảnh phá sản của 2 công ty hàng đầu trong lĩnh vực của chúng qua bài viết này nhé!
Bối cảnh của Enron những năm 2000 và bối cảnh của FTX hiện tại
Trong những năm 2000, có thể nói sự bùng nổ của internet có thể sánh ngang với crypto hiện tại về tốc độ tăng trưởng users. Ở đó hàng loạt các công ty với nhiều bánh vẽ tiềm năng liên tục gọi vốn, liên tục tạo tâm lý FOMO cho nhiều nhà đầu tư bởi tương lai của internet là vô hạn.
Ở biểu đồ trên cho thấy, dù các công ty dotcom trong đó đi đầu là Enron sụp đổ và mất giá trị nhưng tốc độ tăng trưởng users internet vẫn bùng nổ từ sau sự kiện đó. Những công ty chứng tỏ về năng lực và giá trị sau đó trở nên tăng trưởng cực kì bùng nổ.
Biểu đồ dưới đây là sự tăng trưởng của amazon và apple hậu thời kì bong bóng dotcom:
Nhìn lại hiện tại bối cảnh của FTX như thế nào?
Dưới đây là maping số lượng users crypto 2022 với internet trong những năm trước, bạn có thể thấy sự tương quan khá lớn, và có thể so sánh cơ bản “ chúng ta như đang ở thời kì bùng nổ internet 1999” .
Khi mà các công ty đi đầu trong lĩnh vực tiền điện tử liên tục tạo ra kì vọng cho thị trường bằng nhiều sản phẩm, nhiều công nghệ khác nhau, bong bóng tích lũy dẫn đến nhiều rủi ro. Đặc biệt sự sụp đổ của Enron và FTX có mối tương quan mật thiết đến việc kiểm toán nội bộ, kiểm soát kế toán trong doanh nghiệp mà không có sự giám sát chặt chẽ từ các bên độc lập. Chính những rủi ro tiềm tàng này dẫn đến việc chủ doanh nghiệp đưa ra các quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến hàng triệu nhà đầu tư cá nhân và khách hàng. Với mình, dù sớm hay muộn FTX vẫn nên sập trước để reset game cho những doanh nghiệp có sức mạnh nội lực và sản phẩm tốt hơn.
Mô hình kinh doanh dẫn đến rủi ro của Enron những năm 2000 và có liên quan gì đến FTX
Enron những năm 2000 đã khoác lên mình những đặc điểm khiến họ giống như một công ty đầu tư trên Phố Wall hơn là một doanh nghiệp về năng lượng hoặc tiện ích. Công ty này cuối cùng đã tạo ra các thị trường hoàn toàn mới mà hầu như rất ít liên quan đến thị trường năng lượng, bao gồm các hợp đồng tương lai gắn liền với những sự kiện thời tiết và khả năng băng thông Internet. Mối liên hệ đó với sự bùng nổ công nghệ đặc biệt đúng lúc, và đến năm 2000, cổ phiếu đã tăng vọt, giúp Enron có được vị trí trong 10 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ.
Sơ đồ ở trên mô tả cách mà Công ty ENRON này đã tạo ra một loạt thực thể kinh doanh có quan hệ với nhau và sử dụng những mánh lới kế toán để che giấu những thua lỗ và khoản nợ khổng lồ.
Với mô hình của FTX thì sao?
Sơ đồ ở dưới chính xác là sơ đồ tổ chức của ma trận các công ty mà Sam và các cộng sự của mình tại FTX, ALAMEDA research tạo ra trong hơn 3 năm qua để luân chuyển số vốn, sử dụng đòn bẩy và đầu tư mạo hiểm.
bạn sẽ thấy Sam cùng các cộng sự tận dụng tối đa đòn bẩy ở các sàn giao dịch đa quốc gia và hoàn toàn có thể tẩy trắng dòng tiền bằng nhiều cách khác nhau.
Với một phương pháp cũ thành lập nhiều thực thể kinh doanh có liên quan với nhau thì việc kiểm toán và thực thi kế toán trong doanh nghiệp rất phức tạp. Rất có thể nhiều rủi ro sinh ra từ đây và các cấp lãnh đạo của FTX thiếu thông tin dẫn đến các quyết định sai lầm. Từ đó, nhiều tin đồn được dựng lên đưa doanh nghiệp đến phá sản khi xảy ra tình trạng “ bankrun”.
Sự tính toán của ban lãnh đạo Enron và liệu Sam Bankman-Fried ở hiện tại như thế nào
Tất nhiên, điều này là hoàn toàn chủ quan từ các cá nhân có liên quan.
Với Enron là câu chuyện bắt tay có tổ chức của cấp cao nhất tập đoàn, tiêu biểu là Jeffrey Skilling và Ken Lay, nội bộ lãnh đạo công ty năng lượng này đã tiến hành một kế hoạch gian lận rất lớn. Arthur Andersen, vào thời điểm đó là một trong những công ty kế toán nổi tiếng big 5 của thế giới, cuối cùng tiết lộ rằng nhân viên của họ đã hủy các tài liệu Enron, mà nếu còn thì có thể được sử dụng để truy tố công ty này.
Với FTX, tiêu biểu là Sam Bankman-Fried thì sao?
Khi mình viết bài này, bản thân mình cũng đọc khá nhiều drama xoay quanh Sam, đằng sau đó là những góc khuất, những cái tôi cá nhân được đề cao để tranh giành sự thống trị trong ngành
Đã có nhiều góc tối từ chuỗi sự kiện Luna, 3AC, CELCIUS…. rằng Sam đã cố gắng phá hủy thị trường bằng những thương vụ sát nhập giá rẻ. Điều này vẫn còn nhiều thứ chưa sáng tỏ và dĩ nhiên, khi mà thị trường được ảnh hưởng quá lớn bởi các cá nhân thì vẫn còn rất rủi ro cho những nhà đầu tư thiếu hiểu biết và độ nhạy cảm.
Sau bài viết này, sẽ có làn sóng domino sụp đổ của nhiều dự án có liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi FTX và những thực thể kinh doanh của Sam.
Góc nhìn cá nhân về tương lại blockchain và crypto.
Vẫn còn nhiều thứ phải làm và mình vẫn tin vào tương lai của blockchain- crypto.
Các cá nhân viết bài sẽ sử dụng dữ liệu của mô hình Gartner Hype Cycle để đưa góc nhìn cá nhân.
Như các bạn có thể thấy từ sau bong bóng dotcom thị trường và công nghệ có xu hướng down mạnh trong 1-2 năm sau đó. Những năm tiếp theo, khi các product và công nghệ chứng minh được sự phù hợp và users tăng mạnh, thị trường lại bùng nổ trở lại.
Tương quan vào bối cảnh hiện tại, view của mình có thể 6 tháng - 1 năm tới là giai đoạn khó khăn của thị trường, chỉ có “ True builder “ những người sẵn sàng phát triển những sản phẩm tốt mới có thể tồn tại trong thời gian tới. Với góc nhìn cho nhà đầu tư, thời gian này nên tích lũy nhiều hơn về kiến thức, có thể tìm kiếm những dự án cho chu kì tiếp theo và đừng quên đồng hành cùng Holdstation và BRL nhé.
Banana Research Labs's Linktree: https://linktr.ee/brlvn