Từ lâu, đối với gamer việc chơi game tập trung vào giá trị cốt lõi trong gameplay là yếu tố quyết định trong việc trò chơi đó có thể duy trì một cách bền bỉ hay không bên cạnh các yếu tố phụ khác như đồ họa, câu chuyện, đội ngũ. Ngoài những yếu tố kể trên, trong những năm gần đây, việc xuất hiện của các NFT (non-fungible token) du nhập vào ngành giải trí đã thay đổi một diện mạo mới cho ngành công nghiệp tỷ đô này. Trong khi các trò chơi mang đến trải nghiệm cốt lõi trong lối chơi cho hầu hết mọi người, việc kết hợp NFT vào game cũng chỉ như là một phần bản mở rộng (*DLC: Downloadable Content).
Liệu game thủ có thể tiếp nhận được sự du nhập của NFT?
Việc đưa NFT vào game cũng có thể ví như nhà phát hành tạo thêm một DLC cho game gốc và đây cũng là một cách khả thi mà người chơi game có thể tiếp nhận các NFT như một phần trong trải nghiệm game của họ. Điều khác biệt duy nhất ở đây là nhà phát hành có thể ứng dụng công nghệ của NFT như một khía cạnh bổ sung cho game mà không làm ảnh hưởng đến lối chơi cốt lõi hoặc tính cạnh tranh công bằng của chính trò chơi mà các game thủ hướng đến.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng nên chú ý đến việc cân bằng và kết hợp vấn đề tiền tệ hóa với các yếu tố khác của NFT để không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm game của những game thủ trung thành. Nếu việc NFT được thêm vào game khiến cho game đó bị tiền tệ hóa với phần lớn game thủ chỉ đơn giản là những nhà giao dịch muốn đầu cơ kiếm tiền chứ không thật sự muốn trải nghiệm game. Nếu không kiểm soát, tiền sẽ là động lực chi phối chính chứ không phải là giá trị cốt lõi của game. Vì vậy, tách biệt thị trường tiền tệ ra khỏi vòng lặp cốt lõi của game là việc đầu tiên nên được thực hiện.
Mặt trái của nếu sự du nhập của NFT bị mất cân bằng
Việc nhà phát hành game không thể kết hợp và cân đối giữa việc lợi nhuận hóa từ NFT với giá trị trải nghiệm cốt lõi của game có thể dẫn đến những tác động tiêu cực và nhận xét trái chiều của cộng đồng game thủ truyền thống đối với các crypto game. Góp phần vào tác động tiêu cực trên có thể kể đến việc lợi nhuận hóa tiền lệ đã có trong các game truyền thống, có thể kể đến như là việc nhà phát hành game hạn chế hoặc thêm thắt những chức năng gây bất lợi cho trải nghiệm của người chơi buộc họ phải chi nhiều tiền hơn để có thể được trải nghiệm một cách đầy đủ. Vì vậy, game thủ có xu hướng tránh né các game mà các nhà phát hành yêu cầu người chơi phải chi tiền cho NFT để được chơi, đơn giản vì họ cho rằng đây có thể chỉ là một cách “hút máu” khác của nhà phát hành game.
Theo một góc nhìn khác, cần nhấn mạnh rằng các hình thức tiền tệ hóa trong game không hẳn là hoàn toàn xấu, dù cho đó là game truyền thống hay game có ứng dụng NFT hay không, việc tiền tệ hóa cần được thực hiện theo cách mà vấn đề này sẽ không gây tác động tiêu cực đến trải nghiệm cốt lõi của game.
Cách hợp lý để có thể ứng dụng NFT vào game
Để có thể ứng dụng NFT vào trò chơi để người chơi có thể dần tiếp nhận được sự du nhập của công nghệ blockchain vào ngành công nghiệp này. Cách khả thi hiện tại để làm được điều này chính là cung cấp một game free-to-play (F2P) mà ai cũng có thể tham gia trải nghiệm, ở mặt khác thì tận dụng NFT như các trải nghiệm bổ sung để người chơi có thể lựa chọn như:
- Vé tham dự các giải đấu
- Phần thưởng thi đua
- Bản mở rộng của game
- Các vật phẩm trong game
- Giao diện của nhân vật game
Và còn nhiều ứng dụng khác mà NFT có thể áp dụng vào game. Mục đích của việc này nhằm giúp những người chơi thật sự có thể hoàn toàn thưởng thức game mà không bị ràng buộc phải sở hữu NFT vì đây chỉ là một trong những sự lựa chọn dành cho họ. Thêm vào đó, gameplay cốt lõi của trò chơi vẫn là yếu tố chính để thu hút người chơi, càng nhiều người quan tâm đến trò chơi đồng nghĩa với việc họ càng có nhiều khả năng chi tiền cho trò chơi đó, đương nhiên là bao gồm việc cân nhắc mua các vật phẩm NFT trong đó.