Vậy là đã gần 2 tuần trôi qua kể từ khi sự kiện The Merge diễn ra thành công, Ethereum 2.0 đã loại bỏ hoàn toàn cơ chế Proof of Work để chuyển sang cơ chế Proof of Stake. Ai cũng kì vọng sau khi chuyển đổi sang mô hình hoạt động mới Ethereum sẽ có bước chuyển mình lớn với kì vọng dẫn dắt thị trường tăng giá trở lại. Thế nhưng thực tế thì lại có vẻ đi ngược lại với kì vọng của số đông khi hậu The Merge giá của $ETH không tăng mà thậm chí còn giảm sâu. Một phần là do tình hình vĩ mô xấu, một phần khác cũng là xu hướng chốt lời ngắn hạn của các nhà đầu tư với tâm thế “Buy the rumour, sell the news”. Để hiểu, nhìn, và đánh giá được tiềm năng dài hạn của $ETH ra sao, nhà đầu tư và người dùng phải hiểu rõ được điểm mạnh yếu mô hình hoạt động mới của $ETH.
Nhà đầu tư và người dùng có thể đã được đọc và nghe rất nhiều những thông tin về điểm mạnh của cơ chế mới như khả năng mở rộng, tốc độ giao dịch,… Tuy nhiên cái gì cũng luôn có 2 mặt của nó. Hôm nay Holdstation sẽ chỉ ra điểm yếu chết người của cơ chế PoS mà tất cả nhà đầu tư hay người dùng nhất định phải biết.
Nhìn lại lí do ETH nâng cấp lên thành ETH 2.0
Cùng nhau quay ngược lại với ETH 1.0 với cơ chế PoW. Với cơ chế PoW người dùng hay các nhà đầu tư đều đã từng không dưới 1 lần nghe qua về việc đào coin. Đúng với tên gọi của nó, cơ chế này hiểu một cách đơn giản là nó sẽ sử dụng các máy tính cấu hình cao để giải các bài toán và nhận lại phần thưởng là ETH khi giải thành công được 1 bài toán. Các máy đào đảm nhận vai trò xác thực các giao dịch và đảm bảo an toàn cho mạng lưới mà không cần đến sự can thiệp của chủ sở hữu các máy đào. Tuy nhiên theo thời gian cơ chế này lại gia tăng độ khó của các bài toán (Hash rate) dẫn tới sự đòi hỏi về cấu hình của các máy đào phải cao hơn và cũng tiêu tốn nhiều điện năng hơn từ đó mà mà đã làm chậm đi tốc độ xử lý các giao dịch.
Ví dụ như Bitcoin chỉ có thể xử lý được khoảng 5 giao dịch mỗi giây, hay Ethereum chỉ có thể xử lý được khoảng 20 giao dịch mỗi giây, trái lại đó thì Near Protocol với cơ chế Proof of Stake hiện đang có khả năng xử lý đến 100.000 giao dịch mỗi giây.
Chính vì đó mà những giao dịch trên mạng lưới của Ethereum hay Bitcoin tốn rất nhiều thời gian đi kèm thêm vào đó là chi phí vô cùng đắt đỏ.
Để khắc phục cho những điểm yếu trên của cơ chế PoW thì cơ chế PoS đã ra đời. Thay thế bằng các máy đào là những người dùng được gọi là Validators, họ sẽ phải đặt cọc một số tiền nhất định theo yêu cầu của mạng lưới vào smart contract, và có nhiệm vụ phải xác minh các giao dịch. Đổi lại họ sẽ được nhận thưởng khi xác minh các giao dịch thành công. Trong trường hợp nếu các Validators bị phát hiện có hành vi gian lận thì họ sẽ bị phạt bằng cách lấy đi số tiền mà họ đặt cọc. Cơ chế này đã khắc phục được 3 điểm yếu quan trọng của PoW đó là thời gian, chi phí và năng lượng.
Điểm yếu chết người
Nhìn qua thì thấy mọi thứ gần như đều ổn khi các bài toán khó nhất đã được giải quyết, thậm chí đến Ethereum còn là người theo đuổi chuyển đổi lên PoS thành ETH 2.0, thì sao lại có điểm yếu nào được?
Tuy nhiên câu chuyện phía sau những điểm mạnh của PoS thì chính là điểm yếu chí mạng của cơ chế này. Ở cơ chế PoW để cạnh tranh với các thợ đào khác bạn phải liên tục cập nhật, đổi mới các phần mềm kết hợp với việc nâng cấp các máy đào. Còn ở cơ chế PoS việc phải đặt cọc một lượng tiền quy định để trở thành 1 validator đã gián tiếp trao quyền vào tay những người giàu có.
1 ví dụ điển hình có thể kể đến chính là Solana. Theo báo cáo của Solana hiện Solana đang có khoảng 3000 validator, tuy nhiên lại chỉ cần có 19 validators top đầu đã có đủ khả năng để tấn công mạng lưới hay thậm chí là điều khiển nó. Ngay cả kể cả bây giờ nếu bạn có rất nhiều tiền và mong muốn trở thành validators để biến mình thành người có nhiều quyền lực thì cũng không thể được vì 4/5 lượt mở bán ICO đã diễn ra trước khi blockchain SOL ra mắt đều là private sales. Đây cũng chính là lý do tại sao blockchain Solana đã bị tắt đi và khởi động lại nhiều lần chỉ trong 1 năm vừa qua. Cơ chế này còn giúp người giàu càng giàu thêm và người nghèo thì chỉ mãi nghèo đi khi bài toán lãi kép sẽ giúp số tiền khổng lồ của các đại gia nhân lên nhanh chóng và số tiền của người nghèo mặc dù gửi vào stake với cùng 1 tỉ lệ apr nhưng cũng sẽ rất nhanh bị pha loãng.
Thêm 1 ví dụ nữa cho điểm yếu cố hữu này chính là việc số lượng ETH đang được đem đi gửi stake ở các bên thứ 3 như Lido Finance cũng đang nhận lại những sự nghi ngờ và đề phòng cua các nhà đầu tư khi toàn bộ số ETH được stake vào giao thức chỉ được phân bố cho vỏn vẹn 24 nhà khai thác node. Từ đó mà đã khiến mục tiêu ban đầu của Ethereum là giúp ETH trở nên ngày càng phi tập trung hơn đang có dấu hiệu bị đe dọa. Xem thêm ví dụ về Lido Finance có thể đe dọa đến tính phi tập trung của ETH tại đây.
Kết luận
Nhìn chũng bất kể cơ chế nào sinh ra cũng đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó cả. Nhà đầu tư và người dùng luôn phải sáng suốt và tìm hiểu thật kĩ mỗ hình hoạt động của nó để đề phòng ngừa tối đa các rủi ro đến với tài sản của mình đem đi đầu tư.