Hiện tại nhiều nhà vẫn đầu tư vẫn chỉ đang xem Crypto như một dạng tài sản rủi ro so với những hình thức truyền thống như bất động sản hay vàng, là những tài sản hữu hình, có tính thực dụng cao. Tuy vậy kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2009, tác động của tiền tệ kỹ thuật số đối với thị trường tài chính là không thể phủ nhận. Bằng chứng là càng ngày càng có nhiều người quyết định đầu tư vào Crypto. Có thể thấy rằng đầu tư vào Crypto chính là đầu tư vào những thứ thay đổi thế giới trong tương lai.
Khi đầu tư vào thị trường tiền mã hóa, ta có hai hướng đi chính:
- Đầu tư vào coin nền tảng: Những coin này thường đến từ các dự án Layer1, Layer2, sàn giao dịch,... những dự án này là nền tảng phát triển cho những dự án khác. Vì vậy sự tăng trưởng của những coin này là tất yếu trong dài hạn.
- Đầu tư theo xu hướng/ trend của thị trường: Hướng đi này thiên về góc nhìn ngắn hạn hơn, phụ thuộc vào những nhu cầu đột biến của thị trường. Đa phần dự án các dự án theo trend đem đến những trải nghiệm mới lạ, thỏa mãn tinh thần của người dùng.
Dù theo đầu tư theo hướng nào thì những dự án cũng nên được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
Định giá dự án
Điều quan trọng đầu tiên trong đầu tư tài chính là việc định giá. Định giá giống như câu chuyện dòng nước chảy từ vùng đất cao về vùng đất thấp, nước ở đây chính là dòng tiền. Khi 1 thứ bị định giá quá cao, dòng tiền sẽ thoát ra và chảy về nơi có mức định giá thấp.
Trước khi đầu tư luôn luôn cần phải tập trung về vấn đề định giá, tính toán và xem xét dự án này có rẻ so với các dự án cùng ngành hay không.
Backer và thanh khoản của dự án
Tiếp theo đó là về vấn đề backer và thanh khoản của dự án. Đây là vấn đề cực kì quan trọng. dự án thanh khoản cao tương ứng với nhu cầu của nhà đầu tư lớn, điều này sẽ khiến đồng coin có khả năng tăng giá dễ hơn. Độ thanh khoản được tính bằng cách dễ nhất là:
Thanh khoản / tổng vốn hóa lưu hành hiện tại.
Cộng đồng
Cộng đồng cũng là một yếu tố đóng góp trong tiềm năng tăng giá của một đồng coin, để đánh giá cộng đồng cần phải xem xét các yếu tố:
- Số lượng member thật trong cộng đồng.
- Tốc độ tăng trưởng của cộng đồng
- Member trên các kênh xã hội
- Tỷ lệ tương tác, tỉ lệ bài viết viết về dự án
Điều này rất quan trọng, bởi vì nó thể hiện niềm tin của người dùng vào dự án. Nhưng bạn cũng nên lọc ra tùy từng ngành sẽ có độ tương tác khác nhau, dự án nào càng thuộc mảng văn hóa đại chúng thì cộng đồng sẽ càng đông.
Đội ngũ dự án và Tokenomics
Hiện nay, có vô vàn dự án được sinh ra, vì vậy nhà đầu tư cần phải chọn lọc kỹ dự án mà bản thân sẽ đầu tư vào.
Một đội ngũ có lai lịch tốt chưa chắc đã uy tín, nhà đầu tư có thể xem xét mức độ tương tác của đội ngũ dự án với cộng đồng một đội ngũ tốt sẽ tương tác nhiều với cộng đồng người dùng của họ, cũng như thường xuyên cập thông tin phát triển của dự án và được người trong giới hay cùng ngành ca ngợi.
Đối với những dự án có token, khi nhà đầu tìm hiểu và nghiên cứu những dự án, biểu đồ giá của token là thứ được chú ý nhất, giá token sẽ hoạt động như một thước đo không chính thống cho sức khỏe, tiềm năng phát triển của dự án và đồng thời cũng thể hiện ngược lại sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án. Cùng với đó là tokenomic hợp lý với các yếu tố.
- Số lượng coin lưu hành như thế nào?
- Team nắm giữ bao nhiêu?
- Token có lạm phát một cách vô tội vạ hay không?
- Token có thể áp dụng thực tiễn được hay không?
Tỷ lệ tương tác on-chain của dự án
Để có thể nghiên cứu và phân tích một dự án, nhà đầu tư có thể xem xét về mức độ tương tác on-chain của dự án cụ thể đó. Mức độ tương tác on-chain có thể được đo lường và xem xét thông qua các yếu tố cụ thể như:
- Tỷ lệ tích lũy token/coin của dự án
- Tổng thể số lượng nhà đầu tư nắm giữ token/coin của dự án
- Khối lượng giao dịch mua và bán token/coin của dự án
- Phân tích top 100 ví nắm giữ của dự án hiện đang sở hữu bao nhiêu token/coin
- Xu hướng mạng xã hội của dự án (Twitter, Telegram,...)
Những nhà tạo lập thị trường (Market Makers), những nhà đầu tư thiên thần sở hữu một lượng lớn token cũng đóng góp những vai trò quan trọng cho dự án. Thường những nhà đầu tư sẽ có ấn tượng xấu đối với các dự án có tổng nguồn cung rơi vào tay một hay một nhóm “cá mập” nhất định khi họ có thể dễ dàng “bơm thổi” và chi phối. Tuy vậy điều này lại khiến cho thị trường có thể dễ dàng cùng nhìn về một hướng để có thể phát triển, đặc biệt trong trường hợp dự án chưa có sóng tăng trưởng nào trong quá khứ, họ cũng sẽ phải “chèo lái” giá nhằm bán token để thu về lợi nhuận. Tận dụng điều đó những nhà đầu tư cũng có thể tạo các chiến lược “bơi cùng cá mập” vì lợi ích riêng.
Việc nghiên cứu và phân tích tỷ lệ tương tác on-chain của dự án crypto cụ thể cho thấy dự án đó có được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhiều hay ít đến dự án. Từ đó đưa ra được kết luận dòng tiền có đang chảy về dự án hay không.
Cơ chế hoạt động của dự án
Dự án cần giải quyết được những nhu cầu của người dùng mang lại lợi ích cho chính dự án và người dùng của dự án đó, cũng như cạnh tranh được với các đối thủ để thu hút, hấp dẫn thêm người dùng. Qua đó đẩy mạnh các trường hợp sử dụng của coin/token nhằm đem lại các giá trị thực tiễn.
Ví dụ: Ethereum ($ETH) đang burn 30 triệu $ phí một ngày nên giá ETH tăng vì giảm phát.
Sự đổi mới của dự án
Không chỉ dừng lại ở hiện tại, một dự án crypto cần phải có sự đổi mới và cải tiến hàng ngày và hướng đến tương lai. Vì sự đổi mới chính là sườn sống của một dự án crypto, càng có sự đổi mới với nhiều tính năng và dịch vụ hơn cho người dùng từ đó sẽ tạo ra doanh thu, lợi nhuận và cũng thu hút thêm người dùng mới cho dự án.
Sở thích của nhà đầu tư
Gu đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phân tích một dự án cũng như đo lường mức độ tiềm năng của dự án đó. Chúng ta có thể đào sâu vào sở thích đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn hay các nhà đầu tư thiên thần. Việc sở thích đầu tư có thể không liên quan hoặc liên quan ít đến tâm lý FOMO, chủ yếu gu đầu tư có thể dựa vào lĩnh vực, châm ngôn đầu tư nhà đầu tư đang theo đuổi. Ví dụ như Cathie Wood quan tâm đến sự đổi mới và Web3 nên ARK Invest của Cathie Wood sẽ tập trung vào các dự án có nhiều sự đổi mới và làm về Web3. Tiếp theo có thể kể đến quỹ Animoca Brands có gu đầu tư vào blockchain game và Web3 nên dòng tiền của quỹ này vào blockchain game/ Web3 chiếm tỷ lệ cao nhất trong portfolio của quỹ.
Thông qua đó, nhà đầu tư có thể nghiên cứu và phân tích học hỏi theo sở thích của các quỹ lớn để đưa ra quyết định đầu tư theo sở thích của bản thân.
Tổng kết
Trong giai đoạn thị trường hưng phấn, nhà đầu tư có thể đánh giá và phân tích một dự án chỉ cần dựa vào tối thiểu 2 yếu tố trong 8 yếu tố trên. Tuy nhiên, ở giai đoạn thị trường ảm đạm, nhà đầu tư cần lưu xem xét 6 yếu tố trở lên để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Hi vọng các thông tin của HoldStation đưa ra bên trên có thể mang lại giá trị cho quá trình nghiên cứu cũng như là đầu tư của bạn trong tương lai.