NFT là các đoạn mã duy nhất, mỗi NFT có thể đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị và không thể thay thế cho nhau được lưu trữ trên blockchain. Các đoạn mã này có thể liên kết với các nội dung sáng tạo như các tác phẩm nghệ thuật và hàng hóa kỹ thuật số hoặc vật lý. Sau đó, NFT có thể được tạo ra thông qua một quy trình được gọi là đúc (mint) và người sáng tạo ra NFT có thể tạo ra sự khan hiếm cho bộ sưu tập của họ bằng cách đặt ra giới hạn đúc cho bộ sưu tập của bản thân.
Không chỉ ứng dụng trong các tác phẩm nghệ thuật, sáng tạo như âm nhạc, đồ họa, thiết kế, từ ứng dụng cho các dự án hình ảnh kiểm chứng nổi tiếng tiêu biểu là Bored Ape Yacht Club cho đến ứng dụng trong game để kiếm tiền như ví dụ tiêu biểu là Axie Infinity. Trong những năm gần đây, NFT đã được sử dụng và tối ưu hóa bằng nhiều cách để thúc đẩy sự tương tác của người hâm mộ thể thao với các đội hay cầu thủ yêu thích của họ tại các giải đấu thể thao chuyên nghiệp. Vì thế, với sự phát triển và nhân rộng quy mô trong đa ngành, lĩnh vực này dự kiến sẽ thu về hơn 800 tỷ USD trong hai năm tới.
NFT được dùng cho việc thúc đẩy sự tương tác của người hâm mộ trong ngành thể thao như thế nào?
Khi nói đến thể thao, việc người hâm mộ cố gắng tìm mọi cách có thể để được tương tác với cầu thủ hoặc đội bóng yêu thích của họ. Có thể kể đến các hoạt động như xem trực tiếp hoặc tham gia các giải đấu trực tiếp, mua các vật lưu niệm liên quan đến cầu thủ hoặc đội bóng yêu thích của họ. Từ đó, giúp mang đến một nguồn doanh thu to lớn cho các đội và các giải đấu thể thao.
Các liên đoàn thể thao đã nhận thấy giá trị tương tác của người hâm mộ với đội hình yêu thích của họ. Vì vậy, các liên đoàn thể thao đã tạo ra các nền tảng nơi mà người hâm mộ có thể giao dịch và sở hữu các vật lưu niệm dưới dạng kỹ thuật số. Tiêu biểu có thể kể đến đó chính là NBA Top Shots NFT của Hiệp hội Bóng rổ Hoa Kỳ, nơi người hâm mộ có thể giao dịch và trao đổi các video clip bóng rổ. Các video clip bóng rổ trên nền tảng này được gọi là các khoảnh khắc NBA Top Shot và mỗi video là một điểm nhấn, khoảnh khắc khác nhau trong một trận bóng rổ. NBA Top Shot được ra mắt vào năm 2020, và đã tạo ra doanh thu hơn 230 triệu USD trong vòng một năm kể từ khi ra mắt.
Trong NBA Top Shot, các video clip được bán theo dạng gói, giống việc giao dịch các thẻ vật lý Yu-Gi-Oh hay thẻ bài Pokemon. Các video clip cũng được phân loại theo các cấp độ từ “phổ thông” cho đến “huyền thoại”, giống như một trò chơi nhập vai thông thường. Những video clip “huyền thoại” thường có nhiều khả năng được mua với giá cao hơn những video clip “phổ thông”, từ đó làm tăng giá trị nhận thức của người hâm mộ về NFT đó như một món đồ mang giá trị sưu tầm.
Ngoài NBA, các liên đoàn thể thao khác cũng đã và đang xây dựng nền tảng tương tác của riêng họ chẳng hạn như National Football League và National Hockey League cũng đang phát triển nền tảng NFT giúp đẩy mạnh tương tác của người hâm mộ với đội hình yêu thích của riêng họ. Ngoài ra, Major League Baseball cũng đã phát hành thị trường giao dịch NFT.
NFT đóng góp một vai trò độc đáo khi chúng giúp cho cộng đồng hoạt động và gắn bó, dính chặt với nhau. Đặc biệt nhất là đối với các thị trường thứ cấp mọc lên ngày càng nhiều trên các hệ sinh thái, các chuỗi khối khác nhau. NFT là ứng dụng rất tiềm năng trong các game trên metaverse trong tương lai khi NFT có thể trở thành một loại hàng hóa ngang hàng, chỉ khác nhau ở hình thức bên ngoài nhưng chung cốt lõi công nghệ với nhau.
Tại sao người hâm mộ thể thao lại quan tâm đến NFT?
Việc sử dụng NFT cho mục đích tăng cường hoạt động tương tác giữa fan-club một cách có ý nghĩa hơn. Các bộ sưu tập hoặc thẻ cầu thủ ảo, cho phép người hâm mộ sưu tầm và hoán đổi các thuộc tính, đặc điểm nổi bật của cầu thủ yêu thích của họ. Những thẻ sưu tầm này có mức độ hiếm nhất, một số thẻ thường được chào bán trên thị trường với mức giá hàng nghìn USD. Từ đó kích thích những người hâm mộ cầu thủ hoặc câu lạc bộ đó, đơn giản vì cầu thủ hoặc câu lạc bộ đó đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, nên ngay khi vừa cập bến thị trường kỹ thuật số, người hâm mộ sẽ có xu hướng đầu tư vào các thẻ của các vận động viên thể thao yêu thích của họ, ngay cả khi chúng rất đắt tiền.
Kết luận
NFT có thể là một cách tốt để thu hút đặc biệt là những người hâm mộ trẻ tuổi, miễn là họ có thể tránh xa khía cạnh đầu cơ của nó. Có thể thấy, thế hệ ngày nay đã quen với việc sở hữu vật phẩm kỹ thuật số và họ sẵn sàng chi tiền cho chúng. NFT có thể thay đổi ngành công nghiệp thể thao bằng cách đưa các hoạt động ngoại tuyến vào thế giới vật lý. Trước đây, người hâm mộ chỉ có thể thu thập các thẻ giao dịch vật lý, áo phông hoặc trái bóng có chữ ký của các cầu thủ yêu thích của họ và mua bán giao dịch các vật phẩm đó trong cộng đồng người hâm mộ với nhau. Và giờ đây, khi thế giới càng ngày càng trở nên kỹ thuật số hóa, những người hâm mộ trẻ tuổi sẽ tìm ra những cách thức mới trong việc tương tác với các cầu thủ, đội hình và câu lạc bộ yêu thích của họ thông qua công nghệ blockchain.
Nguồn tổng hợp