(*M&A: Mua bán và sáp nhập)
Trong nửa đầu năm nay, từ Q1 đến Q2, các thương vụ sáp nhập và mua lại đang ngày càng trở nên phổ biến hơn khi chứng kiến cú bật lùi của thị trường tiền mã hóa, các thương vụ M&A hay mở bán công khai lần đầu đều thu hút những nhà đầu tư lớn như các quỹ tài chính lớn, các sàn giao dịch lớn dành nhiều sự chú ý nghiêm túc và xem xét đến việc mua lại các công ty khác, điển hình như các startup crypto kỳ lân hoặc các công ty đang có áp lực nợ, việc này đến từ việc thị trường crypto có một cú giảm giá sâu trong mặt bằng chung của tiền mã hóa, trái ngược với năm ngoái 2021, khi mà thị trường tiền mã hóa ghi nhận sự tăng trưởng mạnh, giá của các tài sản crypto tăng vọt và các công ty crypto được định giá rất cao.
Các thương vụ điển hình gần đây như nền tảng cho vay tài sản mã hóa Nexo đã lên kế hoạch mua lại đối thủ cạnh tranh có trụ sở tại Singapore của mình là Vauld hay FTX của Sam Bankman-Fried cũng đã công bố kế hoạch mua lại BlockFi. Theo Chengpeng Zhao trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Yahoo Finance, Binance đang xem xét khoảng 50 đến 100 giao dịch đầu tư và mua lại.
Tốc độ tăng lên của các thương vụ M&A trong nửa đầu năm 2022 đang vượt qua tốc độ kỷ lục của năm 2021, nhưng sự biến động cao trong thị trường gần đây trong quý 2 này đã làm giảm tốc độ của các thương vụ M&A lại, theo Architect Partners.
Riêng về thị trường NFT và GameFi trong hai quý đầu năm nay 2022, ghi nhận có tổng cộng 20 thương vụ sáp nhập và mua lại, trong đó 8 thương vụ diễn ra vào quý 1 và 12 thương vụ diễn ra vào quý 2, chiếm gần 38% thương vụ M&A trong thị trường NFT và GameFi, mặc dù thị trường NFT trong quý 2 đã cho thấy dấu hiệu chững lại đáng kể khi tổng volume giao dịch sụt giảm mạnh.
Trong quý 1, thương vụ M&A lớn có thể kể đến điển hình như thương vụ mua lại Gem của OpenSea với giá 238 triệu USD . Quý 2 ghi nhận thương vụ Uniswap mua lại Genie .
Theo quan điểm của người viết, việc các thương vụ M&A diễn ra thường xuyên và liên tục cho thấy thị trường đang bị thanh lọc dần những công ty có dấu hiệu sụp đổ, bị áp lực nợ khi danh mục đầu tư của những công ty này bị giảm giá dẫn đến doanh thu giảm và gây mất tính thanh khoản cho chính công ty nói riêng và cộng đồng nói chung. Ngoài ra, việc công ty có sản phẩm tốt cũng không đồng nghĩa với việc có thể tránh trở thành mục tiêu M&A với thị trường hiện tại, khi việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn downtrend này, nguồn vốn được đổ vào các công ty startup giảm đáng kể 26% trong quý 1 và 22% trong quý 2 . Từ đó có thể thấy rằng trong diễn biến thị trường hiện tại, các công ty hàng đầu sẽ lớn mạnh hơn và giữ vị thế độc tôn của bản thân nếu có chiến lược khôn ngoan, trong khi những startup, các công ty nhỏ và các quỹ mạo hiểm thua lỗ có thể bị thâu tóm và sáp nhập với các cá mập trong thị trường.