Trong suốt chu kì vừa qua, chúng ta đã trải qua rất nhiều các xu hướng dẫn dắt thị trường. Dòng tiền đổ vào xuyên suốt đã khiến một số dự án tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Cùng nhìn lại một vài cái tên mà không mấy xa lạ như DeFi Summer, Layer 1 Wars, Ponzinomics, GameFi, Metaverse,… và rất nhiều người đã may mắn đổi đời sau thời gian ngắn nhờ bám theo những xu hướng này.
Vậy ở chu kì tiếp theo thị trường sẽ có những xu hướng nào nổi bật? Hãy cùng Holdstation tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
TLDR:
- AI đang trở thành sự quan tâm bậc nhất của cộng đồng hiện nay
- NFT kết hợp với DeFi mở ra cánh cửa rực rõ cho nền công nghiệp "ảnh kĩ thuật số"
- Omnichain gia tăng khả năng tương thích giữa các chuỗi khác nhau
- SocialFi đang được cộng đồng sử dụng ngày càng rộng rãi
- Các giải pháp Layer 2 của Ethereum đang ngày càng phát triển về chất lượng dự án cũng như là công nghệ tương thích với chuỗi mẹ
- Tài sản tổng hợp mở ra cánh cổng kết nối giữa thị trường truyền thống và Cryptocurrency
- Real Yield đang dần thoát khỏi trào lưu và trở thành một chuẩn mực chung của các dự án
- Sàn giao dịch phi tập trung chứng kiến số lượng người dùng tăng đột biến trong năm nay với nhiều sự sụp đổ của các sàn giao dịch tập trung
- Nhu cầu dùng giao dịch quyền chọn của thị trường Crypto đang tăng dần
- DAO đang được nhiều dự án cũng như quỹ đầu tư áp dụng rộng rãi vào mô hình tổ chức hoạt động cũng như biểu quyết
- Mô hình quản lý tài sản cũng như tổng hợp tối ưu lãi suất cho người dùng đang phát triển và có giá trị rất lớn cho việc hỗ trợ người dùng mới tham gia vào thị trường.
AI
AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) đã xuất hiện từ lâu và luôn được kỳ vọng sẽ là một cú huých công nghệ thế giới hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực. Bởi tính phức tạp nên ngành công nghiệp này vẫn chưa thực sự bùng nổ. Thế nhưng đầu tháng 12/2022 vừa qua, OpenAI - tổ chức nghiên cứu và phát triển AI - phát hành thành công sản phẩm ChatGPT - hệ thống chatbot AI cung dịch vụ chat tự động với khách hàng. Sự kiện này như cột mốc đánh dấu sự tiến triển mới. Ngay lập tức một số dự án crypto mảng AI nhận được sự chú ý và thu hút dòng tiền đổ vào.
FETCH là mạng lưới cung cấp công cụ cần thiết để xây dựng nền kinh tế phi tập trung diễn ra một cách tự động nhờ công nghệ AI. Người dùng có thể yêu cầu hoặc đào tạo các tổ chức thực hiện những giao dịch thay cho họ chẳng hạn như Bán tài sản cho người trả giá cao nhất trong thời gian đấu giá,...
- $FET - token thanh toán trên mạng lưới.
NUMERAI là sàn dự đoán cổ phiếu phi tập trung kết hợp nền tảng staking được xây dựng bởi một quỹ phòng hộ.
- $NMR - token thanh toán và phần thưởng staking.
OCEAN PROTOCOL là sàn giao dịch dữ liệu tạo ra thị trường để phát hành và mua thông tin thông qua cơ chế Computer-to-Data nhằm đảm bảo tính riêng tư.
- $OCEAN - phương tiện thanh toán để giao dịch dữ liệu và phần thưởng staking.
SINGULARITY NET là thị trường giao dịch AI phi tập trung trên Singular Network. Nhà phát triển có thể cung cấp dịch vụ AI như tạo văn bản, tóm tắt văn bản, nhân bản giọng nói, phân tách giọng,...
- $AGIX - phương tiện thanh toán dịch vụ, cho phép doanh nghiệp sử dụng chợ thông qua cổng fiat, phần thưởng staking.
ALETHEA AI là nền tảng phi tập trung cho phép tạo ra NFTs thông minh có khả năng tương tác (iNFTs) trong thế giới Intelligent Metaverse bằng cách áp dụng AI Animation (chuyển động AI).
- $ALI - quản trị và phần thưởng.
IEXEC là thị trường giao dịch tài nguyên máy tính, dữ liệu và ứng dụng. Ngoài ra nền tảng cũng cung cấp dịch vụ tạo oracle.
- $RLC - phương tiện thanh toán và staking.
The Graph là công cụ truy vấn dữ liệu phi tập trung mà không cần kết nối trực tiếp với một mạng lưới hoặc thông qua tổ chức bên thứ 3 chẳng hạn như Etherscan. The Graph như Google dành cho blockchain và người dùng có thể tìm kiếm thông tin về nguồn cung token, lịch sử giao dịch của một địa chỉ ví,...
- $GRT - phương tiện thanh toán, quản trị và staking.
COTEX BLOCKCHAIN là cơ sở hạ tầng blockchain hỗ trợ việc thực hiện các thuật toán AI và dAPP chạy bằng AI.
- $CTXC - phí giao dịch và phần thưởng dành cho thợ đào.
Có thể đợt tăng trưởng gần đây chỉ mang tính chất FOMO nhất thời của thị trường trước thông tin tốt, nhưng không thể phủ nhận rằng việc kết hợp giữa AI và Blockchain sẽ đảm bảo được độ bảo mật và thuận lợi hóa các hoạt động web3. Sẽ cần thời gian để bộ đôi công nghệ này đạt được tính phổ biến rộng rãi, tuy vậy AI cũng được xem là một cách thức marketing tốt cho các dự án nên nhà đầu tư có thể lướt các đợt sóng tăng trong ngắn hạn và danh sách dự án được đề cập bên trên rất đáng theo dõi.
NFT kết hợp DeFi
Từ Q3/2021 đến Q1/2022 là khoảng thời gian tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường NFT với nhiều thương vụ trị giá hơn $10 triệu cho một NFT PFP. Tuy vậy, lĩnh vực này vẫn đối mặt với những hạn chế về tính thanh khoản, ứng dụng thực tế khi phần lớn NFT hiện nay vẫn thuộc mảng PFP NFT (Profile Picture NFT) và có giá trị sưu tầm là chủ yếu. Chính vì thế, không quá ngạc nhiên khi "bong bóng" nổ ngay vào giai đoạn nền kinh tế chung suy giảm.
Thế nhưng, tiềm năng công nghệ này mang lại sẽ rất lớn nếu được khai thác tốt và tạo giá trị cho chủ sở hữu. Một số dự án đã và đang tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng mục đích sử dụng NFT chẳng hạn như có thể dùng NFT để thế chấp hoặc giao dịch NFT ngay lập tức thông qua pool, và thậm chí có thể Long/Short NFT ⇒ Tối ưu nguồn vốn và tăng thêm cơ hội đầu tư.
Vì vậy, danh sách các dự án kết hợp giữa NFT và DeFi (tài chính phi tập trung) cần được lưu ý theo dõi để đưa vào danh mục đầu tư cho mùa tăng trưởng tới.
Để chọn lọc hidden gem trong mảng này, bạn có thể đọc bài phân tích chi tiết sau: Tổng Hợp Các Dự Án Xoay Quanh NFT Nên Chú Ý Vào Thời Gian Tới
Bổ sung thêm vào danh sách một số giao thức khá triển vọng sau:
- NFTY Finance là nền tảng tạo thị trường vay và cho vay NFT theo mô hình Peer-to-Pool trên hệ sinh thái Ethereum. Hiện tại dự án vừa phát hành phiên bản Testnet nên nhà đầu tư có thể tham gia trải nghiệm sớm và biết đâu cơ hội nhận Airdrop.
- GigaSwap là nền tảng giao dịch OTC NFT và token cho phép người dùng swap tài sản ngay lập tức mà không phải thông qua bên thứ ba. Giao thức đang trong giai đoạn testnet nên cần quan sát thêm.
Omnichain
Mỗi blockchain hiện nay được thiết kế nhằm tối ưu hóa một khía cạnh nào đó và hoạt động tách biệt nhau, chẳng hạn như Ethereum đề cao bảo mật hay IMX phù hợp hơn với nền tảng game nhờ vào tốc độ. Điều này khiến cho các hệ sinh thái bị hạn chế trong việc tương tác và truyền dữ liệu cũng như mở rộng thu hút dòng tiền mới. Nếu người dùng muốn chuyển tài sản từ blockchain này sang blockchain khác cũng phải thông qua nhiều bước rắc rối và đôi khi không đảm bảo tính an toàn cao.
Mặc dù nhiều giải pháp crosschain đã được xây dựng nhằm khắc phục vấn đề trên, thế nhưng chúng chỉ hoạt động cho các blockchain có tính năng tương tự nhau, chẳng hạn như từ Ethereum sang Polygon nhưng không thể kết nối Ethereum với Bitcoin blockchain.
Chính vì thế, khi thị trường ngày càng phát triển, các giao thức Omnichain sẽ được đề cao vì thiết kế để cung cấp truyền dữ liệu giữa bất kỳ hai hợp đồng nào trên các blockchain riêng biệt, bất kể khả năng kết nối mạng, token hay cơ chế đồng thuận. Một số dự án tiêu biểu trong mảng này có thể kể đến:
LayerZero là một giao thức cung cấp cơ sở hạ tầng Omnichain cho các nhà phát triển cũng như người dùng giao dịch giữa các blockchain khác nhau. Tuy đã ra mắt một thời gian nhưng dự án vẫn chưa phát hành token nên đây sẽ là cơ hội để người dùng săn airdrop thông qua việc sử dụng các sản phẩm.
Hướng dẫn chi tiết chiến lược săn airdrop từ LayerZero TẠI ĐÂY
ZetaChain là một nền tảng hợp đồng thông minh omnichain Layer1 kết nối tất cả các blockchains như Ethereum, Polygon, BNB (BSC) và thậm chí cả các blockchains non-smart contract như Bitcoin và Dogecoin mà không cần sử dụng cầu nối hoặc wrapped tokens. Dự án đang trong giai đoạn testnet và triển khai chiến dịch trải nghiệm testnet nên có thể sẽ có airdrop trong tương lai.
Hướng dẫn chi tiết tham gia testnet ZetaChain:
Testnet ZetaChain - Hướng Dẫn Tham Gia Săn Airdrop Omni-chain Layer1 (Phần 1)
Zeta Chain Là Gì? Hướng Dẫn Tham Gia Testnet Nhận Ngay 5000 Zeta Point (Phần 2)
SocialFi
SocialFi là viết tắt của Social Finance (tài chính xã hội). Đây là sự kết hợp của tài chính phi tập trung vào các nền tảng mạng xã hội. Lấy ứng dụng từ chính các mạng xã hội hiện có, các nền tảng socialFi hỗ trợ người dùng kiếm tiền bằng cách sáng tạo nội dung, chơi game, làm các quiz phổ cập về crypto và blockchain,...
Khác với các mạng xã hội vốn có ở Web2, với SocialFi, khi công nghệ blockchain được ứng dụng, thì thông tin người dùng sẽ được cung cấp độ riêng tư và bảo mật ở mức cao hơn. Các vấn đề liê n quan đến doanh thu và phân chia lợi nhuận cũng sẽ trở nên minh bạch hơn khi có sự ứng dụng của cơ sở dữ liệu phi tập trung.
Nói một cách dễ hiểu, ví dụ như việc copy trading, thay vì phải theo dõi tín hiệu trên Twitter từ một KOL để vào lệnh. Thông qua SocialFi, người dùng có thể lướt mạng xã hội và vào lệnh thông qua một bài viết của KOL chỉ bằng một nhấp chuột nhờ vào smart contract mà không cần thực hiện các thủ tục rườm rà khác, từ đó tạo ra một hệ thống được gọi là social trading.
Chúng ta có thể kể đến một vài dự án làm về SocialFi nổi bật như:
- NestedFi: Dự án hỗ trợ xây dựng, quản lý danh mục đầu tư, sao chép giao dịch của những nhà giao dịch tốt nhất và hỗ trợ social trading chỉ với một click
- STFX: Giao thức SocialFi cho việc quản lý tài sản mã hóa ngắn hạn
- Hooked Protocol: Dự án launchpad thứ 29 được Binance đầu tư gần đây
- Lens Protocol: Dự án làm về Social Graph và chạy trên mạng Polygon được phát triển bởi nhà sáng lập của Aave
Đọc thêm: SocialFi Là Gì? SocialFi Có Cơ Hội Thành Xu Hướng Năm 2023?
Layer 2 Wars
Trong giai đoạn downtrend, dòng tiền thường chỉ tập trung ở Ethereum, tuy nhiên lộ trình phát triển của Ethereum rất dài và chỉ mới ở giai đoạn chớm nở, vẫn còn phải phát triển một đoạn khá xa, tốn nhiều thời gian để trở thành một chain toàn diện như có chi phí rẻ, tốc độ cao,...
Trong khoảng thời gian đó, các layer2 trên Ethereum ra đời như một giải pháp mở rộng của mạng lưới này nhằm giải quyết các vấn đề chính trong ngành blockchain, đó chính là sự mở rộng, tốc độ, bảo mật. Các Layer2 sẽ đem đến sự mở rộng cao cho Ethereum, hỗ trợ các dự án xây dựng trên các layer2 này dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp cho người dùng dễ dàng tiếp cận, thích nghi với crypto hơn, thêm vào đó giải quyết về vấn đề chi phí khi chi phí giao dịch trên layer2 rẻ hơn rất nhiều so với Ethereum. Ở mặt khác thì thừa hưởng sự bảo mật của chính mạng lưới Ethereum mang lại.
Có thể kể đến 2 Layer2 lớn nhất trên Ethereum là Arbitrum và Optimism tăng trưởng rất mạnh mẽ trong giai đoạn downtrend khi có số lượng giao dịch liên tục tăng cũng như là số lượng người dùng tăng trưởng.
Ngoài ra trong năm sau, cuộc chiến layer2 sẽ còn trở nên hấp dẫn khi có sự tham gia của các dự án lớn ứng dụng công nghệ zk-rollup như
- zkSync: Là một Layer 2 cho mạng Ethereum, dự án thuộc nhóm giải pháp zk-rollup giống như StarkWare và đối trọng với nhóm Optimistic Rollup gồm Arbitrum và Optimism.
- Starkware: Là dự án Layer2 cho mạng Ethereum, dự án cũng thuộc nhóm giải pháp mở rộng zk-rollup tương tự zkSync.
- Scroll: Là dự án được xây dựng với sự kết hợp của EVM (Ethereum Virtual Machine) và công nghệ zk-rollup, được gọi với tên gọi là zkEVM, trên Ethereum giúp hỗ trợ khả năng tương thích với các ứng dụng và công cụ Ethereum hiện tại.
Và tất nhiên việc các layer2 ra mắt token native của riêng mình là một việc cần thiết nhằm ứng dụng token cho nhiều hoạt động trong chính hệ sinh thái, tương tự như $BNB của BNB Chain hay $ETH của Ethereum, $SOL của Solana. Trước đó, Layer2 Optimism hay Metis cũng đã ra mắt token native của riêng mình. Việc các layer2 ra mắt vào năm sau có token là điều có thể dự đoán trước được, từ đó có thể thấy cuộc chiến layer2 năm sau sẽ là cuộc đua về tốc độ, chi phí giao dịch, khả năng mở rộng cũng như là usecase của các token layer2.
Synthetic assets
Tài sản tổng hợp trong crypto là các token đại diện và mô phỏng các loại tài sản trong thế giới thực dựa trên công nghệ blockchain. Tài sản tổng hợp trong crypto giống như một công cụ phái sinh giúp mô phỏng theo tỷ giá của một loại tài sản thực ngoài đời nhưng không được hỗ trợ bởi tài sản thực đó. Thay vào đó, tài sản tổng hợp crypto này mô phỏng các thuộc tính của tài sản thực và được thế chấp quá mức bởi một tài sản mã hóa khác.
Nói một cách đơn giản, tài sản tổng hợp trong crypto có thể đại diện cho tất cả các loại tài sản thực như hàng hóa, cổ phiếu, forex, quỹ ETF, dầu, vàng và nhiều loại công cụ tài chính khác. Từ đó giúp cho nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn giao dịch bằng các cặp giao dịch không chỉ gói gọn trong mỗi tiền mã hóa mà còn nhiều loại tài sản thực tế khác.
Thị trường truyền thống sở hữu khối lượng giao dịch hằng ngày rất lớn, chẳng hạn như thị trường forex có 6.6 nghìn tỷ USD khối lượng giao dịch hằng ngày, hay khối lượng giao dịch của thị trường chứng khoán trên Nasdaq trung bình khoảng hơn 100 tỷ USD mỗi ngày.
Vậy nếu ở trong thị trường crypto, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch với các loại tài sản như trên sẽ như thế nào? Nếu kết hợp giữa ứng dụng của công nghệ blockchain và thị trường tiềm năng như forex, chứng khoán, hay vàng, mảng tài sản tổng hợp trong crypto sẽ mang đến những ưu thế như:
- Hoàn toàn phi tập trung, mang đến sự ẩn danh cao cho nhà đầu tư khi có thể giao dịch với nhiều loại tài sản mà không cần thực hiện các thủ tục định danh phức tạp như trên các sàn giao dịch truyền thống, không thông qua trung gian, giúp tối ưu hóa chi phí
- Hoạt động liên tục 24/7, đối với thị trường crypto không bao giờ ngủ, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch bất cứ lúc nào, khác với thị trường truyền thông luôn hoạt động theo các khung giờ cố định và không hoạt động vào cuối tuần
- Token hóa mọi loại tài sản giúp cho nhà đầu tư có thể dễ dàng giao dịch trao đổi bất kì một loại tài sản hiện hữu trên blockchain
- Khả năng bảo mật khi ứng dụng công nghệ blockchain cũng như là khả năng minh bạch khi tất cả mọi hoạt động giao dịch đều được ghi lại trên chuỗi khối
Sau đây là một vài dự án làm về tài sản tổng hợp, cụ thể như: Synthetix, Dopex, GMX, Kwenta, dYdX,...
Real Yield
Được thị trường bắt đầu chú ý từ khoảng tháng 8/2022, Real Yield đã từng bước tìm được chỗ đứng của mình trong “Miếng Bánh DeFi”. Hiện tại, mô hình này không còn là lời truyền miệng trong cộng đồng mà đã trở thành một bước thay đổi lớn đối với thị trường. Nhà đầu tư bây giờ đã hiểu quá rõ độ rủi ro trong mô hình Liquidity Mining, họ có xu hướng tìm đến những mô hình có tính ổn định lâu dài. Và Real Yield đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đó.
Đã có rất nhiều dự án mới sử dụng mô hình này và có sự thành công nhất định. Bên cạnh đó, nhiều dự án cũ cũng đã bắt đầu điều chỉnh độ lạm phát, dần dần thay thế qua việc trả thưởng từ doanh thu hoặc phí nền tảng.
Bên cạnh việc phần thưởng được chi trả từ doanh thu hoặc phí, Real Yield cũng góp phần cho người dùng có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của dự án. Một dự án tốt sẽ có lãi suất thực với APR đều đặn và bền vững. Khả năng rất cao đây sẽ là mô hình chính dẫn dắt thị trường với “DeFi Summer 2”.
Đọc thêm: Real Yield Có Thực Sự Là Xu Hướng DeFi Kế Tiếp Và Những Lưu Ý Để Đón Đầu?
Các dự án sử dụng cơ chế Real Yield hiện nay:
- Perpertual Dex: GMX, Gains Network, Synthetix,…
- AMM Dex: TraderJoe, Curve Finance,…
- Yield Strategies: Umami Finance,…
Decentralize Exchange
Sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX và các FUD gần đây về sự thiếu minh bạch tài sản dự trữ của Binance. Thị trường đã rất hoảng loạn, và xu hướng chính là cash-out tài sản của mình hoặc rút về ví cá nhân. Cụm từ “Not your keys, not your coins” cũng trở thành câu truyền miệng của cộng đồng tiền mã hóa. Bằng chứng là lượng Dex Users tăng mạnh vào cuối tháng 10 so với khoảng thời gian ảm đảm từ tháng 6 năm nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tốt thì các sàn giao dịch phi tập trung cũng tồn tại nhiều hạn chế có thể kể đến như
- Độ trượt giá lớn
- Thanh khoản không đủ sâu
- Tổn thất tạm thời (Impermanent Loss)
- Rủi ro về lừa đảo, Hợp đồng thông minh bị tấn công
Một số sàn giao dịch phi tập trung hiện nay
- AMM Dex: Uniswap, Pancakeswap, TraderJoe,…
- Perpertual Dex: GMX, dYdX, Synthetix,…
- Stable Swap Dex: Curve Finance, Wombat Exchange,…
- NFT Dex: OpenSea, Looksrare, Sudoswap,…
Và còn rất nhiều sàn giao dịch phi tập trung phục vụ các nhu cầu khác nhau của người dùng.
Đọc thêm: 4 Dự Án AMM Cần Được Chú Ý Vào Thời Gian Tới
Option Trade
Giao dịch quyền chọn trong tài chính truyền thống rất phổ biến. Tuy nhiên ở thị trường tiền điện tử vẫn chưa có quá nhiều người sử dụng. Theo dữ liệu từ Coinglass thì khối lượng giao dịch quyền chọn của $BTC đã có lúc đạt 15 tỷ USD trong mùa cao điểm. Bên cạnh đó, khối lượng mở vị thế Option Trade của $ETH cũng đang tăng trưởng bắt đầu từ khoảng giữa tháng 7 năm nay.
Sàn giao dịch tập trung chiếm nhiều thị phần trong mảng này chính là Deribit, đã có lúc khối lượng giao dịch $ETH được mở vị thế lên đến hơn 8 tỉ USD vào tháng 8/2022. Những số liệu này cho thấy mảng giao dịch quyền chọn đang được phổ cập nhiều hơn đến với các nhà đầu tư trong thị trường tiền điện tử.
Tuy nhiên sau khi kiểm tra qua các sàn giao dịch Option phi tập trung thì có vẻ nhu cầu về quyền chọn chưa có sự ảnh hưởng nhiều. Bằng chứng là 2 nền tảng Option có TVL lớn nhất hiện nay là Ribbon Finance và Opyn Finance vẫn chưa có dấu hiệu về dòng tiền đổ vào.
Hai Bull-Cases để giao dịch quyền chọn có thể tăng trưởng trong thời gian tiếp theo:
- Nếu như DeFi phản ánh được nhu cầu của thị trường truyền thống, thì khi mà Cryptocurrency phát triển đủ lớn, thị trường cũng sẽ tạo ra các nhu cầu về những sản phẩm phức tạp hơn và trong số đó không thể thiếu các giao dịch quyền chọn.
- Giao dịch phái sinh trên Dex ngày càng phổ biến vì những lợi ích nó mang lại, nhiều người sẽ bắt đầu mua các hợp đồng quyền chọn để phòng hộ giá tránh việc bị thanh lý (Hedging).
Một số dự án về mảng giao dịch quyền chọn đọc giả có thể tham khảo:
DAO (Decentralized Autonomous Organization)
Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, tập thể trên thế giới đều phải có người đứng đầu. Điều này đồng nghĩa với tất cả quyền lực đều bị tập trung vào một cá nhân hay một nhóm người nhất định. DAO ra đời để giải quyết vấn đề đó và mang lại quyền quản trị phi tập trung nơi mà mọi người đều có quyền lực ngang với nhau và cạnh tranh theo những nhóm người có chung mục đích.
Quay trở lại với Cryptocurrency, DAO có lẽ đã không mấy xa lạ với những nhà đầu tư tham gia thị trường. Thế nhưng tại sao DAO lại có thể trở thành một xu hướng cho thời gian tiếp theo?
Nhiều dự án hiện tại đang sử dụng mô hình tokenomic theo dạng veToken. Điều này khiến cộng đồng có thể tự do lựa chọn và biểu quyết theo mong muốn và nhu cầu của mình. Song song với việc đó là nhiều nền tảng DAO ra đời để giúp những cá nhân nhỏ lẻ có cùng mục đích tập hợp lại với nhau tạo ra quyền biểu quyết tập thể có sức mạnh lớn hơn.
Các quỹ đầu tư cũng đang dần áp dụng mô hình DAO để gọi vốn từ cộng đồng hoặc biểu quyết sử dụng các chiến lược vào các dự án đang đầu tư. Từ đó có thể chia sẻ lại lợi nhuận theo phần trăm đóng góp của các cá nhân vào thương vụ đó. Ngoài ra, DAO cũng mang lại lợi ích cho người dùng cá nhân như các phần thưởng từ việc tham gia quản trị.
Nếu các mô hình quản trị của các dự án còn phụ thuộc vào tokenomic thì DAO sẽ càng ngày càng phát triển.
Một số dự án làm về DAO đọc giả có thể tham khảo như:
Asset Management - Yield Management
Đối với những người mới vào thị trường, việc phải làm quen với quá nhiều mã coin/token sẽ khiến họ bị rối. Nhất là khi thị trường phát triển ngày càng lớn, nhu cầu mua nhiều loại coin/token khác nhau của các nhà đầu tư ngày càng nhiều. Việc cần phải có dApps để quản lý vốn và danh mục đầu tư là rất cần thiết. Đây rất có thể là một xu hướng mà các ví phi tập trung, các nền tảng SocialFi sẽ nhắm đến trong tương lai.
Tương tự với Asset Management, Yield Management cũng nhắm đến việc tối ưu hóa thao tác cho người dùng. Không cần phải tốn một lượng lớn chi phí để mua/bán, cung cấp thanh khoản,… mà chỉ đơn giản là việc mua một token đóng vai trò quản trị, mọi thứ về lên chiến lược, Farming, Staking,… sẽ được dự án thực hiện và bạn chỉ cần tận hưởng lãi suất trả về. Điều này giống như là mua một dạng “chứng chỉ quỹ” nhưng bên mảng Farming và phần thưởng sẽ được trả về cho người Staked lượng “chứng chỉ quỹ” đó.
Các dự án về Yield/Assets Management đọc giả có thể theo dõi
Để khai thác cơ hội tạo lợi nhuận từ Umami Finance và nhận định tiềm năng nền tảng, bạn có thể đọc bài phân tích sau:
Umami Finance Là Gì? Dự Án Real Yield Độc Đáo Trên Arbitrum
Hướng Dẫn Staking Umami Finance - Nền Tảng Thu Nhập Thụ Động Ít Rủi Ro Trên Arbitrum
Kết luận
Trong chu kì tiếp theo, việc nắm bắt một xu hướng mới cũng như những dự án liên quan rất quan trọng trong thị trường crypto nhằm đón đầu dòng tiền đổ vào và những dự án nổi bật được nêu trên sẽ là những dự án được hưởng lợi đầu tiên, chúng ta có thể điểm lại những narrative như sau:
- AI
- NFT kết hợp DeFi
- Omnichain
- SocialFi
- Layer2 Wars
- Synthetic Assets
- Real Yield
- Decentralize Exchange
- Option Trade
- DAO (Decentralized Autonomous Organization)
- Asset Management - Yield Management
💜🦈 Holdstation Wallet - Your Gate to Web3
Make DeFi as easy as CeFi!
📲 Tải ngay:IOS | Android
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm:
Các thông tin, tuyên bố và dự đoán trong bài viết này, bao gồm cả các ý kiến đã thể hiện, được dựa trên các nguồn thông tin mà Holdstation cho là đáng tin cậy. Các ý kiến thể hiện trong bài viết này là ý kiến cá nhân được đưa ra sau khi xem xét kỹ càng và cẩn thận dựa trên những thông tin tốt nhất chúng tôi có tại thời điểm viết bài. Bài viết này không và không nên được giải thích như một lời đề nghị hay lôi kéo mua/ bán bất cứ token/NFT nào.
Holdstation không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh từ việc sử dụng nội dung bài viết này.